Theo quan niệm của người xưa, ngày mùng 10 Tết là ngày vía Thần Tài nên khắp nơi từ mọi nhà đến cửa hàng kinh doanh, văn phòng công ty,…có thờ Thần Tài đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài, nhằm cầu xin một năm mới làm ăn khấm khá, tiền vô như nước, an khang thịnh vượng.
Bàn thờ Thần Tài cần được chuẩn bị thịnh soạn vào ngày vía thần tài mùng 10 Tết hằng năm để cầu xin một năm làm ăn khấm khá, nhiều tài lộc.
Do đó, việc trang trí bàn thờ Thần Tài thịnh soạn, chỉnh chu là rất cần thiết trong những ngày trước Tết.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài
Theo các chuyên gia, bàn thờ Thần Tài nên đặt ở dưới đất là tốt nhất. Điều này trước hết là để phân biệt không gian thờ cúng tổ tiên và không gian thờ cúng thần tài. Không gian thờ cúng tổ tiên phải được đặt ở trên cao, và cao hơn các đồ nội thất khác trong nhà.
Bàn thờ Thần Tài – Thổ Địa đặt ở dưới đất và hướng quay ra cửa là tốt nhất
Lí do thứ hai là theo thuyết Thiên – Địa – Nhân thì Thần Tài được nở ra ở dưới đất và theo sự tích Thần Tài, thì Thần Tài bị đuổi và nấp vào góc nhà. Với những ý nghĩa đó, bàn thờ Thần Tài ngày nay được đặt ở các góc nhà, gầm cầu thang mà không cần phải có một hướng cụ thể nào.
Tuy đặt dưới đất nhưng gia chủ cần chú ý lau dọn bàn thờ sạch sẽ và gọn gàng, bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước lá bưởi hoặc nước pha với rượu.
Còn theo quan niệm dân gian, bàn thờ Thần Tài phải đặt quay hướng ra cửa bởi theo phong thủy, bàn thờ phải tuân thủ hai nguyên tắc đó là đặt ở vị trí có thể quan sát tất cả các khách khứa ra vào và đặt ở hướng đón tài lộc vào nhà.
Cách trang trí bàn thờ Thần Tài
Cách trang trí bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Bài vị Thần Tài: thường được lựa chọn có khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim” để trang trí cho bàn thờ ngày Tết thêm nhiều tài lộc.
Tượng Thần Tài – Thổ Địa: được đặt theo hai bên của bộ bàn thờ, nhìn từ bên ngoài vào, đặt ông Thần Tài bên trái và ông Thổ Địa nằm bên phải.
Một số gia đình đặt tượng ba ông theo thứ tự từ trái qua phải gồm: Thần Phát – Thần Tài – Thổ Địa.
3 hũ đựng gạo, muối, nước: được đặt chính giữa bàn thờ và đặc biệt chỉ được thay mới vào dịp cuối năm.
Bát hương: được đặt chính giữa bàn thờ và làm bằng chất liệu gốm sứ dễ dàng cho việc vệ sinh, giúp tăng sự sang trọng, linh thiêng cho bàn thờ. Khi lau dọn cần tránh sử dụng khăn ướt (mệnh Thủy) lau bàn thờ (mệnh Hỏa) vì Thủy khắc Hỏa và tránh xê dịch bát hương làm ảnh hưởng đến sự may mắn, tài lộc.
Lọ hoa và mâm ngũ quả: được sắp xếp theo thứ tự lọ hoa đặt bên phải, mâm ngũ quả đặt bên trái. Loại hoa thường sử dụng để cúng Thần Tài gồm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền,…Mâm ngũ quả sử dụng năm loại trái khác nhau như lê, bưởi, nải chuối xanh, quả phật thủ,…tùy mỗi vùng miền và được đặt ở dưới đất, chính giữa và sát với khám thờ Thần Tài – Thổ Địa nếu bàn thờ quá chật.
Bàn thờ Thần Tài ngày Tết
Kỷ thờ gồm 5 chén: bỏ khay, lấy 5 chén nước xếp thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành.
Cóc ba chân: được đặt bên trái, cạnh mâm ngũ quả để mang lại may mắn, thu hút tài lộc, vượng khí cho gia chủ. Khi đặt tượng cóc cần quay hướng ra ngoài vào buổi sáng, quay hướng vào trong nếu buổi tối.
Cóc ba chân được đặt bên trái, cạnh mâm ngũ quả để có nhiều may mắn
Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: thường được đặt trên nền đất ngoài cùng bàn thờ, có ý nghĩa giữ tiền bạc không bị trôi đi.
Ngoài ra, một số gia đình khi trang trí bàn thờ Thần Tài có sử dụng thêm 1 dĩa tỏi gồm 5 củ tươi nguyên hoặc một bó tỏi đẹp mắt để bài trừ nguồn năng lượng xấu và giúp đường tài vận được hanh thông.
-
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết và những điều kiêng kỵ
CafeLand – Trang trí bàn thờ vào ngày Tết là một nét đẹp văn hóa của người Việt trong việc bày tỏ lòng thành kính và biết ơn ông bà, tổ tiên. Do đó, ngoài những công việc phải làm thì cũng có những điều cần kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ dưới đây.