Việc trưng cây xanh trong nhà vừa có tác dụng thanh lọc không khí vừa mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế cho không gian. Tuy nhiên sẽ rất có hại nếu tham cây, trồng nhiều và dày đặc sẽ hạn chế đi lượng ánh sáng cây tiếp thụ khiến cây dễ chết. Ngoài ra, căn phòng rậm rạp cây cối sẽ khiến không khí buổi đêm ngột ngạt, ngộp thở bởi thiếu oxy (vào ban đêm cây cối hô hấp và thải khí cacbonic, hút khí oxy).
Đa số các gia đình lựa chọn cây cảnh phong thủy trong phòng khách theo cặp cân xứng, tạo không gian hài hòa và theo số lẻ sẽ tạo phong thủy tốt hơn vì theo quan niệm số lẻ mang tính dương, sự dư thừa với mong muốn của cải, hạnh phúc cũng dư thừa như vậy. Tuy nhiên thường sẽ trồng từ ba đến năm cây và tránh trồng một cây, bởi số một chỉ sự cô độc.
Cách bố trí cây cảnh phong thủy trong phòng khách
Bố trí cây cảnh trong nhà phù hợp với bố cục tổng thể sẽ mang đến không gian sống hài hoà và có ích cho sức khoẻ. Thông thường, cây cảnh trong phòng khách được bố trí như sau:
Góc phòng là nơi ít người qua lại và thường hay trống trãi nhất nên ưu tiên đặt một chậu cây xanh lớn ở vị trí này;
Đặt hai chậu cây ngay sát sau cánh cửa chính sẽ chặn được luồng năng lượng xấu đi vào nhà giúp thanh lọc không khí. Vì đây là cửa chính nên lưu ý bố trí vị trí đặt cây để có thể lưu thông dễ dàng.
Một chậu cây trên bàn trà để không gian tiếp khách thêm sang trọng, thanh lịch;
Cuối cùng là một hoặc hai chậu cây nhỏ trên kệ tivi để làm điểm nhấn tinh tế và có tác dụng hút những tia bứt xạ phát ra từ tivi, máy tính và các thiết bị điện tử khác.
Hình dáng cây hợp phong thuỷ
Những loại cây xanh có màu sắc trang nhã, đồng điệu với tông màu chủ đạo của căn phòng sẽ tạo ra tổng thể đẹp mắt, sang trọng và cần phải cân đối trong không gian phòng khách. Trồng những cây quá nhỏ sẽ làm mất cân đối trong phòng khách rộng, lớn và ngược lại.
Về hình dạng, những loại cây tán lớn, rậm rạp sẽ chiếm không gian lớn, ngăn ánh sáng tự nhiên vào nhà hay khuất tầm nhìn. Những loại cây lá quá nhỏ, nhọn, cành dài loằng ngoằng và có gai dễ gây tổn thương cơ thể trẻ nhỏ hoặc không cẩn thận đụng phải (gai nhọn đâm tay, xước da, chảy máu,…).
Các loại cây cảnh phong thuỷ trong phòng khách đẹp
Phòng khách là nơi quan trọng, thể hiện bộ mặt của gia chủ, sự tự tin, cá tính hay phong cách sống. Đây cũng là vị trí được cho là có thể thu hút tài lộc, may mắn. Do đó, lựa chọn cây cảnh phong thủy trong phòng khách phải chú trọng những loại cây mang lại may mắn và xanh tốt quanh năm. Ví dụ như cây Kim Ngân, Kim Tiền, Phú Quý, Vạn Lộc, Lan Ý, …
Cây Kim Ngân với thân xoắn, lá xum xuê được đặt bên cạnh ghế sofa của phòng khách
Cũng có thể đặt những chậu cây có khả năng xua đuổi ma quỷ, bùa chú, mang lại bình an, sức khỏe như cây Lưỡi Hổ, Trường Sinh, Cau Tiểu Trâm, Thiết Mộc Lan …
Thiết Mộc Lan hay được trưng phía sau cánh cửa chính hoặc nơi góc nhà gần cửa sổ
Một số cây thể hiện sự quyền quý, sang trọng phải kể đến là Bạch Mã Hoàng Tử, Cọ Nhật, Trúc Nhật, …
Đặt cây Trúc Nhật nơi phòng khách thể hiện sự sang trọng và quyền quý của gia chủ
Cây phong thủy Lan Ý là lựa chọn hoàn hảo để thanh lọc không khí phòng khách
Cây Vạn Niên Thanh trưng phòng khách được các gia đình Việt ưa chuộng
Cây cọ Nhật có tán lá rộng xoè tạo thành hình cái phễu tượng trưng cho tiền tài, màu xanh tươi mang đến nhiều may mắn. Vì là cây ưa sáng nên phù hợp đặt ở gần cửa sổ phòng khách tạo điều kiện quang hợp tốt cho màu xanh đẹp nhất của lá mang lại sự thanh lịch và sang trọng.
Một số cây không chỉ mang ý nghĩa phong thủy tốt lành mà còn có thể gây ấn tượng thú vị cho những người khách đến nhà bởi sự tươi mới, sinh động của chúng. Có thể kể đến ở đây như là cây Hồng Phát Lộc, Trầu Bà Cẩm Thạch, Hồng Môn, Đuôi Công Hồng, … Những chậu cây này đặt nơi bàn trà là xinh xắn và thích hợp nhất.
Cây Hồng Môn đặt bàn trà phòng khách
Những cây bonsai dáng đẹp, tuổi thọ cao cũng khá thích hợp để trồng nơi phòng khách. Một số cây có tác dụng khử mùi, lọc không khí, giảm khói thuốc hay khí độc khá tốt cũng nên được chú ý tới như cây Dương Xỉ, Ngũ Gia Bì, Dây Nhện, Trầu Bà, Lan Ý …
Một số lưu ý khi trồng cây phong thuỷ
Đối với cây cảnh trong nhà nói chung và cây trong phòng khách nói riêng, cần chú ý cắt tỉa lá, cành thường xuyên để cây không quá rậm rạp, um tùm gây mất mỹ quan. Đồng thời, khi chăm sóc cây phải quan sát đề phòng sâu bệnh tấn công, bắt và diệt côn trùng, sâu bọ ẩn nấp trong gốc cây hay tán lá cây. Có thể lựa chọn một số cây về bản chất đã có thể xua đuổi côn trùng như cây Ngũ Gia Bì, Oải Hương, Nhất Mạt Hương, Tùng Thơm, Hương Thảo, …
Điều đặc biệt quan trọng, nếu trong gia đình bạn có trẻ em hoặc thú cưng, tuyệt đối không trồng những cây phong thủy trong phòng khách chứa chất kịch độc có thể làm nguy hại đến sức khỏe của chúng như: cây Trúc Đào, cây Thầu Dầu, cây Trạng Nguyên, hoa Anh Thảo,…
-
Những loại cây “hút bức xạ” chốn công sở
CafeLand – Văn phòng là nơi tiếp xúc hàng ngày với các thiết bị điện tử, khí hậu ngột ngạt sẽ gây ra những triệu chứng mệt mỏi, đau đầu cho nhân viên. Chính vì thế, đặt một chậu cây cảnh văn phòng vừa giúp thanh lọc không khí vừa tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
-
Cây để bàn làm việc thu hút tài lộc theo mệnh
CafeLand – Cây xanh không chỉ giúp điều hoà không khí, tô điểm nét xanh tươi mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ, đem lại tài lộc cho gia chủ và cho công ty. Dưới đây là những loại cây để bàn làm việc theo mệnh hợp phong thuỷ bạn có thể tham khảo để có một góc làm việc thu hút tài lộc.
-
Nhà hướng Tây và những lưu ý khi xây dựng
Nhà hướng Tây khiến nhiều người e ngại bởi đặc tính "nắng chiều" và những yếu tố phong thủy đặc thù. Tuy nhiên, biết cách thiết kế và bố trí hợp lý, nhà hướng Tây vẫn có thể mang lại nhiều may mắn và thuận lợi. Hãy cùng tìm hiểu về nhà hướng Tây cũng...
-
Lý do nhà hướng Nam được coi là lựa chọn tốt nhất khi xây nhà
Theo phong thủy, việc chọn hướng nhà luôn là một yếu tố quan trọng quyết định sự may mắn, sức khỏe và tài lộc của gia chủ. Trong đó, nhà hướng Nam từ lâu được coi là hướng tốt nhất nhưng không phải tất cả mọi người đều phù hợp với hướng Nam....
-
Phong thủy cổng và cửa nên mở ra hay mở vào?
Phong thủy cổng và cửa có nhiều yếu tố cần quan tâm: vị trí, hướng, kích thước, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc. Ngoài ra, còn cần phải chú ý đến việc mở vào trong hay mở ra bên ngoài vì điều này liên quan đến công năng sử dụng lẫn việc thu nạp khí vào...