Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Newzeland trong chuyến thăm chính thức đến New Zealand.
Việt Nam và New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 19/6/1975. Từ đó, hai nước đã phát triển mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại, giáo dục, nông nghiệp và an ninh. Năm 2009, hai bên nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện và vào năm 2020, quan hệ được nâng lên Đối tác Chiến lược.
Tính đến tháng 2/2025, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của New Zealand, trong đó Việt Nam là nhà xuất khẩu thứ 12 vào thị trường New Zealand và là nhập khẩu đứng thứ 18 của New Zealand. Ngược lại, New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 41 của Việt Nam, xếp thứ 41 về xuất khẩu và 37 về nhập khẩu. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng trưởng 40% trong 5 năm qua, nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa.
Trong chuyến thăm lần này, Thủ tướng Luxon cam kết cùng lãnh đạo Việt Nam hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại hai chiều 3 tỷ USD vào năm 2026. Ông nhấn mạnh rằng với hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế trên 5% mỗi năm và dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam là thị trường mang lại cơ hội lớn cho New Zealand, đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục quốc tế và cung cấp thực phẩm, đồ uống chất lượng cao.
Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực hợp tác quan trọng và tiềm năng giữa hai nước. Việt Nam đã mở cửa thị trường cho các sản phẩm như khoai tây củ thương phẩm, thịt bò đông lạnh, quả kiwi, táo, bí ngô, dâu tây của New Zealand. Ngược lại, New Zealand đã cấp phép cho các sản phẩm như xoài, thanh long, chôm chôm, chanh và bưởi của Việt Nam. Hiện nay, New Zealand đang đề xuất mở cửa thị trường cho mật ong, lê, thịt hươu, thịt nai, trong khi Việt Nam đề xuất mở cửa thị trường cho nhãn, vải và hoa cắt cành.
Chuyến thăm của Thủ tướng Luxon được kỳ vọng sẽ tiếp thêm sinh lực cho quan hệ hai nước, mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới và thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và New Zealand lên tầm cao mới. Việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như giáo dục, nông nghiệp, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai quốc gia.
-
8 động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025
Ngoài các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, cần khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế, không gian, động lực phát triển mới từ các dự án hạ tầng chiến lược,...
-
Thủ tướng New Zealand: Việt Nam đã trở thành một con rồng với sự phát triển vượt bậc
Sáng 11/3, tại Thủ đô Wellington, New Zealand, sau khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã gặp gỡ báo chí và bày tỏ tin tưởng vào tương lai hợp tác hai nước.
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức New Zealand
Tối 9/3 (giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân, cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Auckland, để thăm chính thức New Zealand từ ngày 10 đến ngày 11/3 theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.








-
Việt Nam và Mỹ chính thức khởi động đàm phán về vấn đề kinh tế, thương mại song phương
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ, mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại theo hướng cân bằng, ổn...
-
Thủ tướng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam thúc đẩy hợp tác bán dẫn và năng lượng
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru sẽ có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam từ ngày 27-29/4, với mục tiêu thúc đẩy nhiều lĩnh vực hợp tác chiến lược như chất bán dẫn, năng lượng và giao lưu nhân dân, đồng thời củng cố quan hệ song phương....
-
Chứng khoán phái sinh: ‘Cuộc chơi’ không dành cho các tay mơ
Từ đầu năm 2024 đến tháng 2/2025, tỷ lệ giao dịch của nhóm nước ngoài và tự doanh chỉ chiếm rất thấp trên thị trường chứng khoán phái sinh, xấp xỉ ngưỡng gần 5% đến 6%. Phần còn lại thuộc về các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức trong nước....