Cơ sở chế tác của Pandora tại tỉnh LamPhun - Thái Lan.
Theo đó, nhà máy sắp được khởi công có tổng vốn đầu tư lên đến hơn 150 triệu USD (hơn 3.800 tỷ đồng). Khi đi vào vận hành sẽ tạo ra việc làm cho hơn 7.000 lao động và sản xuất 60 triệu sản phẩm trang sức mỗi năm.
Đây cơ sở sản xuất thứ ba, đồng thời là nhà máy đầu tiên của Pandora được xây dựng ngoài đất nước Thái Lan. Đáng chú ý, nhà máy này sẽ dùng 100% nguồn năng lượng tái tạo.
Được biết, Pandora là thương hiệu trang sức lớn nhất thế giới chuyên thiết kế, sản xuất và đưa ra thị trường các sản phẩm trang sức thủ công. Thương hiệu này đã được bán tại hơn 100 quốc gia, với 6.800 điểm bán hàng, bao gồm hơn 2.600 cửa hàng trải nghiệm (concept store).
Pandora có trụ sở chính tại Copenhagen - Đan Mạch, với hơn 27.000 nhân viên trên toàn thế giới. Vào năm 2021, Pandora đã bán ra 102 triệu sản phẩm trang sức, tạo doanh thu 23,4 tỷ DKK (hơn 84,5 nghìn tỷ đồng).
Ngoài nhà máy này, tại khu công nghiệp VSIP 3 cũng đang có một "ông lớn" FDI khác của Đan Mạch là Tập đoàn Lego, đang đầu tư dự án nhà máy hơn 1,3 tỉ USD. Tại thời điểm cuối tháng 2/2024, nhà máy này đã hoàn thành được 61,7% theo đúng tiến độ đề ra và đảm bảo đưa một số hạng mục chính đi vào hoạt động từ tháng 8/2024.
Ngoài hai doanh nghiệp trên, nhiều doanh nghiệp khác của Đan Mạch như Scancom, Vestas, Carlsberg, Julie Sandlau, Copenhagen Offshore Partners (COP), Copenhagen Infrastructure Partners (CIP)... cũng đang đầu tư tại Việt Nam.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đan Mạch hiện xếp thứ 8/25 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) có đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư Đan Mạch đã đầu tư tại 18/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Dẫn đầu là tỉnh Thừa Thiên Huế với 05 dự án, tổng vốn đăng ký 173,89 triệu USD, chiếm 37,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tỉnh Bình Dương đứng thứ hai có 13 dự án, tổng vốn đăng ký là 77,22 triệu USD, chiếm 16,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo sau là TP.HCM với 55 dự án, tổng vốn đăng ký 41,34 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp đến là Đồng Nai, Hải Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu,... |
-
Ngày 17/4, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Một Thế Giới (The One World).
-
Để bảo đảm nguồn điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lãnh đạo tỉnh Bình Dương yêu cầu các đơn vị liên quan phối hợp khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển nguồn, lưới điện để đáp ứng nhu cầu điện trên địa bàn tỉnh này.








-
“Soi” giá bán các dự án căn hộ dọc tuyến đường nghìn tỷ sắp được mở rộng lên 60m tại khu Đông TP.HCM
Khoảng 6,3km đường Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu, Thủ Đức đến cầu Vĩnh Bình, Thuận An sẽ được mở rộng từ 25-30m lên 60m với 10 làn xe và dự kiến khởi công cuối năm 2025. Trước thời điểm triển khai, thị trường căn hộ dọc hai bên tuyến đường này đa...
-
Nhà đầu tư “dịch chuyển” về đô thị cạnh khu công nghiệp, có gì hấp dẫn?
Hiện nay, giá bất động sản tại khu vực trung tâm TP.HCM đang ở mức quá cao, biên độ tăng giá không còn hấp dẫn như trước. Điều này thúc đẩy nhiều nhà đầu tư dịch chuyển dòng tiền sang khu vực sát cạnh, nhất là các khu đô thị all-in-one gần các khu cô...
-
Tuyến metro 29km từ Thành phố mới Bình Dương đến Suối Tiên có bước tiến quan trọng
Trước thềm sáp nhập, tuyến metro nối Bình Dương và TP.HCM và nhiều dự án hạ tầng kết nối được đẩy nhanh thủ tục pháp lý, mở ra kỳ vọng kết nối giao thông thuận tiện hơn.