Câu chuyện bắt đầu khi doanh nghiệp của tôi thường xuyên bị phạt do bị cho rằng không chấp hành đúng quy định pháp luật. Thoạt đầu tôi nghĩ đến việc tuyển một luật sư làm việc tại văn phòng để thực hiện mọi công việc pháp lý.
Nhưng sau khi phỏng vấn hơn 20 người, bạn biết không “tuyển được một Luật sư phù hợp đúng là khó như cưới vợ”. Tôi không hiểu tại sao tuyển luật sư lại khó đến thế. Người thì giỏi về thuế lại không rành về đầu tư, người thì soạn được hợp đồng nhưng không biết ngoại ngữ, người thì có đủ chuyên môn tôi cần nhưng không thể điều chỉnh giấy phép do không có mối quan hệ.
Suốt 2 tháng không tìm được ứng viên phù hợp, một nhân viên bất ngờ gửi tôi một video với lời nhắn “nếu không thuê được luật sư, hãy thuê một hãng luật”. Tôi xem qua thì biết rằng có mình có thể thuê một hãng luật làm bộ phận pháp lý riêng cho doanh nghiệp thay vì luật sư. Dịch vụ này gọi là dịch vụ luật sư nội bộ của hãng luật PLF.
Nói đến hãng luật này có lẽ ai cũng biết vì họ khá nổi tiếng trong giới doanh nghiệp, nhưng với tôi thì không. Tôi hoàn toàn mù tịt thông tin về hãng luật này, cũng như không biết tí gì về các công ty luật hay luật sư nào uy tín vì trước giờ không có nhu cầu.
Nhưng là dân công nghệ thông tin, tôi dùng một số thủ thuật tin học tìm hiểu thì biết rằng, đây quả là một trong những công ty luật có số lượng người tìm kiếm ấn tượng trên internet, ý kiến pháp lý của họ được rất nhiều giới truyền thông quan tâm và kể cả cơ quan chính phủ cũng đăng tải những bài viết chuyên môn của họ.
Vậy điều gì làm nên sự thành công của hãng luật này?
Sự khác biệt về dịch vụ
Thông thường khi phát sinh nhu cầu pháp lý, chúng ta chỉ nghĩ đến việc thuê luật sư tại doanh nghiệp, hoặc thuê dịch vụ pháp lý ngắn hạn theo vụ việc, chứ không nghĩ đến việc thuê ngoài một hãng luật hỗ trợ pháp lý trong suốt thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Và hãng luật này đã tiên phong thực hiện mô hình này tại Việt Nam và gặt hái được những thành công nhất định.
Điểm độc đáo của dịch vụ luật sư nội bộ này là một dịch vụ tổng hợp của tất các các loại dịch vụ pháp lý khác. Nghĩa là khi sử dụng dịch vụ này, bạn hoàn toàn có thể giao tất tần tật công việc pháp lý cho hãng luật bao gồm soạn thảo hợp đồng, cập nhật quy định mới, tư vấn thuế, thu hồi nợ, điều chỉnh giấy phép, dịch thuật pháp lý… cảm giác như doanh nghiệp bạn đang sở hữu một bộ phận pháp lý đúng nghĩa.
Đáp ứng “mong muốn” của doanh nghiệp
“Mong muốn“ chứ không phải “nhu cầu”, họ tạo ra một dịch vụ mà chúng ta sẽ cần chứ không phải đang cần. Điều này giúp họ giảm sự cạnh tranh đáng kể trên thị trường và doanh nghiệp chỉ có một sự lựa chọn nếu quan tâm đến dịch vụ này.
Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tuyển một luật sư là thêm một khoản chi phí, trong khi doanh nghiệp không dễ dàng tìm được luật sư đáp ứng đủ các yêu cầu về đa dạng chuyên môn, thành thạo ngoại ngữ, nhiều năm kinh nghiệm và có các mối quan hệ, kinh nghiệm xương máu của tôi đã chứng minh điều đó.
Dịch vụ luật sư nội bộ đưa ra những giải pháp thực tiễn khắc phục được những vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Chính giá trị dịch vụ mà hãng luật mang lại và sự thành công của họ làm tôi viết nên những chia sẻ này.
Bạn lo lắng về chi phí, mức phí dịch vụ của họ chỉ bằng 1/2 so với việc thuê một luật sư. Nhưng bạn không chỉ có một luật sư, bạn sẽ có cả một đội ngũ sẵn sàng thực hiện các công việc pháp lý bạn yêu cầu.
Bạn lo lắng một luật sư không am hiểu nhiều chuyên môn, họ có nhiều luật sư với nhiều chuyên môn khác nhau. Yêu cầu của bạn sẽ được một vị luật sư đại diện tiếp nhận và phân công cho Luật sư có kinh nghiệm phù hợp nhất.
Bạn lo lắng về ngoại ngữ, họ có thể đáp ứng tốt tiếng Anh và tiếng Hoa.
Bạn lo lắng không xin được giấy phép, họ đã hoàn thành hàng trăm thủ tục hành chính đủ loại cho rất nhiều công ty, đặc biệt là công ty nước ngoài, trong đó có Giấy chứng nhận đầu tư của công ty tôi.
Sáng tạo tên gọi
Thay vì phải vất vả cạnh tranh với các dịch vụ mà hãng luật nào cũng làm được. Họ tạo ra một dịch vụ mới, một khái niệm hoàn toàn mới, hay nói đúng hơn là họ tạo ra một thị trường của riêng họ. Tương tự như chúng ta chẳng ai gọi chiếc điện thoại của hãng Apple là “điện thoại” cả, chúng ta gọi đó là “Iphone”.
Còn gì bằng khi sở hữu một từ ngữ trong tâm trí khách hàng, và chẳng cần dùng thủ thuật SEO nào, họ mặc nhiên được Google xếp hạng đầu tiên trong kết quả kiếm với từ khóa “dịch vụ luật sư nội bộ”.
Hãng luật đầu tiên làm phim hoạt hình
“Motion graphic” – một dạng video đồ họa mà tôi cũng vừa biết đến. Họ là hãng luật đầu tiên tại Việt Nam thực hiện video hoạt hình để quảng bá dịch vụ một cách rất sinh động và dễ hiểu với hơn 30.000 lượt xem, quá ấn tượng với một video quảng cáo trong lĩnh vực pháp lý. Đây là cũng chính sự khác biệt tạo ra sự truyền miệng trong marketing.
Những cách làm này làm tôi nhớ đến một quyển sách đã từng đọc “Khác biệt hay là chết”. Chúng ta đang sống trong một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, khi đó chỉ có sự sáng tạo liên tục mới giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững.
*Bài từ bạn đọc
-
Rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy định mới Bộ Luật dân sự 2015
23/09/2016 9:21 AMCafeland - Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực 01/01/2017 ẩn chứa nhiều rủi ro doanh nghiệp cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,…
-
Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm về khuyến mại
26/06/2015 1:33 PMCafeLand - Khi thực hiện các hành vi vi phạm trong hoạt động khuyến mại, tùy theo mức độ mà các doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, phạt bổ sung và bị đình chỉ hoạt động khuyến mại.
-
Quy định về Nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo tại Việt Nam
20/06/2015 9:44 AMCafeLand - Kể từ ngày Việt Nam gia nhập WTO 11/01/2007, nhà đầu tư nước ngoài được hợp tác, đầu tư với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo của Việt Nam theo hình thức thành lập công ty liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
-
Bài học marketing từ một hãng luật
05/06/2015 9:37 AMThật khó để cạnh tranh trong thị trường hiện nay? Nhưng… thật sự có nhất thiết phải vất vả cạnh tranh trong một thị trường nào đó? Tại sao bạn không tạo ra một thị trường của riêng bạn? Và đây là cách làm của một hãng luật mà tôi đang sử dụng dịch vụ.
-
Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động giám định thương mại tại Việt Nam
04/06/2015 1:27 PMCafeLand - Doanh nghiệp nước ngoài chỉ được thực hiện dịch vụ giám định khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-
Hậu quả pháp lý về việc không lập dự án đầu tư khi tiếp nhận thành viên/cổ đông nước ngoài
29/05/2015 3:47 PMCafeLand - Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần mà không lập dự án đầu tư sẽ bị phạt vi phạm hành chính, buộc lập dự án đầu tư và sẽ gây nên các hậu quả pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và doanh nghiệp nơi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư.