Cập nhật 02/07/2020 1:10 PM
Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất giải pháp tập trung quản lý hiệu quả các mạng xã hội có tác động lớn đến xã hội, giảm bớt các điều kiện hoạt động để hỗ trợ các mạng xã hội nhỏ, mới thành lập.

Theo hồ sơ đánh giá tác động việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013 của Chính phủ quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng và Nghị định số 27/2018 đang được Bộ Tư pháp thẩm định, đến hết tháng 12/2019 có 614 mạng xã hội được cấp phép. Tuy nhiên, khoảng 90% mạng xã hội được cấp phép chỉ có lượng thành viên đến vài nghìn.

Thực tế quy định quản lý mạng xã hội lớn, nhỏ đều như nhau nên dẫn đến một số bất cập: Các quy định cấp phép hiện nay được cho là quá chặt với mạng xã hội đang phát hành thử nghiệm, khiến cho các startup khó khăn. Trong khi các quy định quản lý các mạng xã hội lớn có ảnh hưởng đến xã hội còn còn quá lỏng lẻo, chưa bao quát được hết các hành vi, dịch vụ đang cung cấp như: livestream, quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, thu phí và trả phí xem và đưa nội dung lên mạng xã hội, hoạt động các đại lý mạng lưới đa kênh (MCN),...

Từ đó, cơ quan soạn thảo là Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất giải pháp tập trung quản lý hiệu quả các mạng xã hội có tác động lớn đến xã hội, giảm bớt các điều kiện hoạt động để hỗ trợ các mạng xã hội nhỏ, mới thành lập.

Cụ thể, đối với các mạng xã hội trong nước mới thành lập, lượng thành viên ít, lượng truy cập chưa đạt mức phải cấp phép thì chỉ cần thông báo theo mẫu (không phải cấp phép), và hoạt động tuân thủ theo quy định, nếu vi phạm vẫn bị xử lý theo quy định. Sau khi thông báo, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ gắn công cụ đo để theo dõi lượng truy cập.

Mạng xã hội Việt Nam

(Ảnh minh hoạ)

Khi mạng xã hội trong nước đạt đến một trong 2 mốc sau: có 10.000 thành viên thường xuyên hàng tháng trở lên, hoặc có 1 triệu lượt người sử dụng tương tác trong 1 tháng trở lên (thông qua kết quả đo của cơ quan quản lý) thì phải thực hiện thủ tục cấp phép, vì với lượng thành viên này, mạng xã hội đã bắt đầu có tác động lớn đối với xã hội.

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thông báo cho các doanh nghiệp có mạng xã hội đạt mốc phải cấp phép; gia tăng các điều kiện cấp phép để phương thức quản lý tiền kiểm được chặt chẽ hơn và mang tính thực tế cao hơn.

Mạng xã hội của nước ngoài phải thực hiện thủ tục thông báo/xác nhận thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước khi cung cấp dịch vụ cho người Việt Nam đạt mốc như nêu trên.

Giải pháp này được kỳ vọng sẽ giúp Nhà nước quản lý hiệu quả hơn, công tác quản lý sát với sự phát triển và khắc phục được tình trạng quản lý mang tính hình thức, cào bằng. Nhà nước quản lý được các mạng xã hội có lượng người sử dụng lớn, giúp công tác quản lý mang tính tập trung hơn, không bị dàn trải như hiện nay.

Đồng thời sẽ giảm thất thoát thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách nhà nước bằng cách tăng thị phần quảng của các doanh nghiệp/mạng xã hội trong nước, giảm thị phần của Facebook, Google tại thị trường Việt Nam.

“Giải pháp này mang lại sự ưu việt cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp startup; tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các startup xây dựng mạng xã hội Việt Nam được thử nghiệm, phát triển các mạng xã hội ở số lượng người sử dụng nhất định. Đồng thời, cũng tạo được sự bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài”- báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay.

Thế Kha (Dân Trí)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….