Khi muốn duy trì vị trí số 1 trước đối thủ khổng lồ như Apple, Samsung buộc phải tiếp tục rải tiền cho các hoạt động tiếp thị. Chỉ tính riêng trong năm 2012, tập đoàn của Hàn Quốc này đã chi 12,9 ngàn tỷ won (12,2 tỷ US) cho tiếp thị, một số tiền vượt qua chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) mới đạt khoảng 11,5 ngàn tỷ won.
Chi tiêu khổng lồ vào các phương tiện truyền thông khiến dư luận cho rằng Samsung tập trung vào tiếp thị hơn là R&D và đổi mới, hay nói cách khác là chạy theo sự bóng bẩy bề ngoài hơn là thực chất công nghệ. Vì vậy, dường như Samsung đang có những thay đổi để "sửa chữa" nhận thức này. Trong báo cáo thu nhập mới công bố, Công ty đang thay đổi cách chi phí tiếp thị .
Ví dụ, chi phí tiếp thị năm 2012 bao gồm bốn loại chi phí - quảng cáo , khuyến mãi, quan hệ công chúng cũng như chi phí hoa hồng và dịch vụ. Nhưng trong tương lai, hai hoạt động cuối cùng bị loại bỏ. Sự thay đổi đã được áp dụng hồi tố số liệu năm 2012, có nghĩa là Samsung chỉ dành 10,9 ngàn tỷ won cho tiếp thị, chứ không phải 12,9 ngàn tỷ won như báo cáo trước đó.
Chi phí R&D vẫn không thay đổi, ở mức 11,5 ngàn tỷ won. Và Công ty đã dành 12,2 ngàn tỷ won marketing trong năm 2013, tăng 11% so với một năm trước đó bằng cách sử dụng tiêu chuẩn mới.
Theo báo cáo từ Reuters, Samsung đã tuyên bố với các nhà phân tích về kế hoạch cắt giảm cho mảng di động trong năm nay cho cân xứng với kinh doanh. Đây là động thái cho thấy Samsung đang muốn thay đổi chiến thuật đã áp dụng trong nhiều năm qua, vốn được cho là tốn kém hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh.
Đại diện của hãng đã phát biểu: "Chúng tôi sẽ tích cực tận dụng các sự kiện thể thao quốc tế như Sochi và các kênh bán lẻ của mình để thực hiện quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng nâng cao hiệu quả chi tiêu quảng cáo và cắt giảm nguồn kinh phí tiếp thị mảng di động nhằm cải thiện tình hình lợi nhuận trong năm nay".
Các báo cáo trước đây đã tiết lộ rằng Samsung có thể đã chi gần 14 tỷ USD cho quảng bá các sản phẩm (bao gồm cả thiết bị di động) và có 4,5 tỷ USD trong đó được sử dụng trong quý IV vừa qua.
-
Nguyễn Hà Đông: Tôi đánh đổi sự trưởng thành với Flappy Bird
19/11/2019 9:03 PM"Cha đẻ" Flappy Bird Nguyễn Hà Đông khuyên các sinh viên không nên đánh đổi sự trưởng thành bằng những thành công ngắn hạn.
-
Nguyễn Hà Đông: 'Tôi không biết tại sao Flappy Bird thành công'
23/04/2017 9:30 AMLập trình viên người Việt đã không ngần ngại chia sẻ, bộc lộ những điểm yếu của bản thân trong câu chuyện về quá trình phát triển game Flappy Bird tại sự kiện RovioCon 2017 tại Helsinki, Phần Lan hôm 20/4.
-
Sau Flappy Bird và JoomlArt, DesignBold sẽ là startup Việt cả thế giới phải chú ý?
03/11/2016 2:18 PMFounder của startup cho biết: "Chưa đạt được 50.000 USD/1 ngày như FlappyBird của Hà Đông, nhưng điều thú vị là DesignBold không phải là hiện tượng "một phút huy hoàng rồi chợt tắt" chúng tôi đang tham gia một cuộc cách mạng lâu dài và bền vững nhằm góp phần thay đổi hoàn toàn trải nghiệm thiết kế đồ họa truyền thống".
-
Những cách độc đáo để kiếm triệu USD
29/05/2016 2:09 PMViết ứng dụng, mở kênh bình luận game trên YouTube hay bán giáo án online đã giúp rất nhiều người trở thành triệu phú trong thời gian ngắn.
-
Thế giới 'đổ xô' rót vốn cho startup Việt
22/04/2016 1:15 PMTrong những năm gần đây, các startup Việt Nam đã chứng minh giá trị của họ đối với cả nền kinh tế địa phương và cộng đồng quốc tế.
-
Làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam: Từ FPT đến Flappy Bird
05/04/2016 11:18 PMTờ Wall Street Journal cho rằng câu chuyện của FPT, BKAV hay Flappy Bird là những minh chứng về sự phát triển của văn hóa khởi nghiệp và công ty tư nhân tại Việt Nam.