Tuy vậy, mỗi vị trí trong doanh nghiệp được tạo ra vì một lý do nhất định, và phục vụ một số mục đích tại thời điểm nó được tạo ra. Vì vậy, hãy xem xét và đánh giá về vai trò của quản lý cấp trung một cách công bằng.
Đầu tiên, quản lý cấp trung giúp đảm bảo tính khách quan và ổn định của bộ máy doanh nghiệp qua thời gian. Giống như khi xây dựng một tòa nhà cao tầng phải có nhiều điểm dự phòng để đảm bảo sự ổn định, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp cũng vậy. Tức là để có thể thay thế bất kỳ một người nào trong tổ chức, thì cần phải có sự dư thừa ở một mức độ nào đó giữa các vai trò và trách nhiệm. Đây là nơi cần sự xuất hiện của quản lý cấp trung: một lớp dày các quản lý cấp trung giúp ổn định một tổ chức thông qua sự dư thừa về đội ngũ mà nó tạo ra. Dự phòng này cũng giúp đảm bảo rằng không có sự cố nào trong một bộ phận của hệ thống có thể làm hỏng toàn bộ hệ thống.
Các nhà quản lý cấp trung còn đóng vai trò là bộ phận điều phối, giám sát triển khai và báo cáo thông tin. Một trong những mục tiêu chính của các tổ chức là chuyển những tầm nhìn và chiến lược thường trừu tượng thành các nhiệm vụ hàng ngày cho hàng trăm nhân viên. Sự chuyển dịch này chủ yếu xảy ra ở giữa tổ chức: các nhà lãnh đạo cấp cao phát triển chiến lược, các nhà quản lý cấp trung chuyển chiến lược thành các nhiệm vụ cụ thể và các nhân viên cấp thấp thực hiện nhiệm vụ.
Nếu không có điều này, khoảng cách giữa lãnh đạo cấp cao và nhân viên cấp thấp sẽ quá rộng lớn và nhiều thông tin liên lạc sẽ bị mất trong quá trình chuyển tiếp. Ngoài ra, nhờ đứng ở vị trí độc đáo giao thoa giữa những nhà lãnh đạo có tầm nhìn và nhân viên triển khai chi tiết, các nhà quản lý cấp trung đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin và đánh giá hành vi chính đối với các nhân viên cấp dưới – vốn chiếm số lượng lớn trong tổ chức.
Cuối cùng, các nhà quản lý cấp trung thường có tính cam kết cao nhất với tổ chức trong thời gian dài (ngay cả khi họ đã trì trệ quá lâu và hết các lựa chọn bên ngoài). Khi nhân viên ở lại một tổ chức trong thời gian dài hơn, phong cách làm việc của họ ngày càng trở nên phù hợp với tổ chức đó, khiến việc chuyển đổi công ty trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, một số quản lý cấp trung đang trên đà đạt được “cấp độ tiếp theo” của tổ chức, cho dù đó là Đối tác hay ở vai trò Giám đốc. Khi mục tiêu này ngày càng trở nên gần hơn, các nhà quản lý cấp trung, trái với quan điểm thường thấy, có thể là động lực thúc đẩy tất cả nhân viên nhiều nhất khi họ đạt được một mục tiêu cụ thể, hữu hình, ngắn hạn.
Nhìn chung, tổ chức và nhân sự làm việc trong tổ chức không thể hoàn hảo; nhưng họ luôn phải phối hợp nhịp nhàng để toàn bộ máy được vận hành trơn tru và tiến về phía trước. Và các nhà quản lý cấp trung là bộ phận quan trọng giúp bôi trơn toàn bộ cỗ máy đó và kết nối các bộ phận với nhau một cách phù hợp. Đây cũng là lý do tại sao Google đã từng loại bỏ bộ phận này, rồi lại phải nhanh chóng đưa họ trở lại vị trí.
-
Google không tồn tại nếu thiếu các nhân sự này
17/11/2020 9:37 AMCafeLand - Google đã từng loại bỏ các vị trí quản lý cấp trung. Truyện tranh và các chương trình truyền hình chế nhạo họ. Trong số tất cả các vị trí bị ghét bỏ nhiều nhất trong các tổ chức, có lẽ không ai vượt qua quản lý cấp trung. Họ thường được coi là nguyên nhân cuối cùng cho những gì sai trái trong tổ chức: sự cứng nhắc, quan liêu và quá nhiều biểu mẫu cần phê duyệt.
-
Cho nhân viên nghỉ thêm thứ tư, công ty Australia tăng gấp 3 lợi nhuận
05/01/2020 4:15 PMTrả đủ lương dù nhân viên chỉ làm việc 4 ngày một tuần, công ty ở Australia vẫn tăng 46% doanh thu và lợi nhuận tăng gấp 3.
-
Quản lý nhãn hiệu: Làm gì để tranh thủ sự ủng hộ của CEO?
12/09/2019 3:43 PMLý do hàng đầu khiến các dự án xây dựng nhãn hiệu của doanh nghiệp bị thất bại là thiếu sự hậu thuẫn của tổng giám đốc điều hành (CEO).
-
Thời 4.0, các 'ông lớn' giữ người tài ra sao?
09/07/2019 12:59 PMTuyển được nhân sự giỏi vốn đã khó, giữ được chân họ lại càng thử thách gấp nhiều lần. Dưới đây là một số “bí kíp” về cách quản trị nhân sự mới nhất được đúc kết từ các tập đoàn lớn trên thế giới.
-
2 mô hình quản lý nhân sự phổ biến
07/03/2019 4:46 PMKhông có mô hình quản lý đúng hay sai, điều quan trọng là tính phù hợp với quy mô, tầm nhìn cũng như đặc trưng văn hóa của từng công ty.
-
Định nghĩa sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên
14/12/2018 1:09 PMCó nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn trong công việc, phần lớn thường thiên về trạng thái cảm xúc hoặc tinh thần của nhân viên.