Lý do hàng đầu khiến các dự án xây dựng nhãn hiệu của doanh nghiệp bị thất bại là thiếu sự hậu thuẫn của tổng giám đốc điều hành (CEO).

Khi CEO chưa thật sự toàn tâm, toàn ý cho các hoạt động xây dựng nhãn hiệu, giám đốc quản lý nhãn hiệu nên làm gì để có được sự quan tâm và hỗ trợ của CEO? Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia.

1. Gửi cho CEO các bài báo viết dưới dạng nhật ký điện tử (blog) nói về giá trị của các nhãn hiệu như một tài sản. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phần lớn trong giá trị của doanh nghiệp (và giá cổ phiếu) được quyết định bởi sức mạnh của nhãn hiệu mà doanh nghiệp đang sở hữu.

2. Mời đại diện của các tổ chức xếp hạng nhãn hiệu (ví dụ Interbrand) đến doanh nghiệp để nói về các tiêu chí, phương pháp đánh giá nhãn hiệu của họ. Mời CEO và các trợ lý của sếp cùng tham gia cuộc gặp gỡ này.

3. Khởi xướng các buổi nói chuyện về quản lý nhãn hiệu trong công ty. Mời các giám đốc tiếp thị và các giám đốc nhãn hiệu từ các công ty khác đến tham gia để chia sẻ những bài học thành công của họ trong quản lý nhãn hiệu. Nên mời tất cả các nhân viên có liên quan tham dự những buổi thuyết trình, tọa đàm như vậy.

4. Tham khảo ý kiến của CEO để giám đốc nhãn hiệu và bộ phận quản lý nhãn hiệu có thể giúp ông ta đạt được các mục tiêu hàng ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp.

5. Thông báo đến toàn thể nhân viên rằng một nhãn hiệu mạnh có thể dẫn đến những kết quả sau:

- Tăng thị phần và doanh thu.

- Tăng khả năng định giá cao cho sản phẩm.

- Tăng lợi nhuận biên.

- Cải thiện lòng trung thành và sự ủng hộ của khách hàng.

- Tăng “sức đề kháng”, giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

- Tăng khả năng thu hút, tuyển dụng và giữ lại nhân tài.

- Tăng khả năng đàm phán với các đối tác.

6. Nhận diện những nhân vật có tầm ảnh hưởng cao trong doanh nghiệp và thuyết phục họ trở thành những người nhiệt tình ủng hộ cho việc quảng bá nhãn hiệu.

7. Mời một chuyên gia tư vấn nhãn hiệu nói chuyện với các nhân viên cấp cao về tầm quan trọng và quy trình quản lý nhãn hiệu.

8. Thực hiện việc đánh giá toàn diện về vai trò của nhãn hiệu để nhận ra những mặt mạnh và mặt yếu của doanh nghiệp trong công tác quản lý nhãn hiệu. Sau đó, báo cáo kết quả khảo sát lên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.

Theo DĐDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.