Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ đã lên tiếng cáo buộc Google “ngăn cản sự cạnh tranh lành mạnh" trong lĩnh vực tìm kiếm trên Internet. Đây là một dấu hiệu đánh dấu sự khởi đầu của một vụ kiện chống độc quyền mang tính bước ngoặt chống lại một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới.
Google của CEO Sundar Pichai đang gặp phải sự cố lớn khi vướng mắc với chính quyền Trump.
Bộ tư pháp Mỹ gọi Google là "người gác cổng độc quyền của Internet" và cáo buộc công ty thuộc sở hữu của Alphabet, đã sử dụng một loại “web of exclusionary - web loại trừ" các giao dịch để ngăn cản các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh tìm kiếm.
William Barr, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ cho biết: “Nếu chúng ta để Google tiếp tục các cách chống cạnh tranh của mình, chúng ta sẽ mất đi làn sóng tiếp theo của các nhà cách tân, khởi nghiệp và người Mỹ có thể không bao giờ được hưởng lợi từ một “Google tiếp theo”. Đã đến lúc cần khôi phục sự cạnh tranh cho ngành công nghiệp quan trọng này" .
Vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở Washington chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống trong bối cảnh đang có sự hoài nghi của lưỡng đảng đối với các công ty BigTech. Đây là hành động chống độc quyền cao cấp nhất được thực hiện bởi chính phủ Mỹ kể từ cuộc chiến với Microsoft vào những năm 1990.
Theo các chuyên gia phân tích, có lẽ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 cũng khó có thể thay đổi được số phận của Google ngay cả khi có sự chuyển giao quyền lực. Gã khổng lồ công nghệ trị giá nghìn tỷ USD đang phải vất vả trong một cuộc chiến lâu dài.
Từ trước đến nay, Google đã tỏ ra “rất thành thạo” trong việc "né" các cơ quan giám sát của Mỹ.
Còn nhớ năm 2012, FTC - Ủy ban Thương mại Liên bang dưới thời Tổng thống Barack Obama đã khuyến nghị kiện gã khổng lồ tìm kiếm về các hành vi phản cạnh tranh, bao gồm cả việc cản trở các nhà quảng cáo quản lý các chiến dịch trên các nền tảng đối thủ.
Tuy nhiên sau đó, FTC thay vì đệ đơn kiện lên chính quyền của Obama thì chỉ trích xuất những lời hứa từ Google trong việc “sẽ thay đổi các hoạt động của mình”. Tiếp đó là hàng chục người từ công ty này đã tham gia chính phủ trong nhiệm kỳ của Obama và ngược lại.
Và kể từ khi FTC từ chối theo đuổi vụ kiện đó, quy mô và tầm vóc của Alphabet đã tăng lên vùn vụt, 800 tỷ USD đã được thêm vào giá trị thị trường của họ. Để cùng với Facebook, Google đang thống trị mảng quảng cáo kỹ thuật số của Mỹ. Theo ước tính từ eMarketer, họ đang chiếm đến hơn 70% chi tiêu cho quảng cáo tìm kiếm trong năm nay, Amazon.com chỉ xếp thứ hai với 16%.
Tiếp đó, trong một khiếu nại lặp lại vụ kiện năm 2016 của Liên minh châu Âu - EU chống lại Google và Android, hệ điều hành di động của họ, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố công ty tìm kiếm đã sử dụng hợp đồng với các nhà sản xuất thiết bị để chặn các công cụ tìm kiếm khác, đồng thời trả tiền để đưa dịch vụ tìm kiếm của mình đến người dùng trên nhiều điện thoại thông minh và trình duyệt được sử dụng rộng rãi nhất.
Theo đơn kiện, có khoảng 60% tất cả các truy vấn tìm kiếm ở Mỹ được chuyển đến Google nhờ vào hệ thống sắp xếp này. Khi kết hợp với các kênh phân phối của chính Google, chẳng hạn như trình duyệt Chrome, con số này tăng lên đến 80%.
Tuy nhiên, cuối cùng Google đều không sứt mẻ gì!
Thời điểm này, trái ngược với thời của Obama, Donald Trump đã thúc đẩy chính quyền của mình kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ và Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã đưa vụ việc của Google trở thành ưu tiên hàng đầu. Bộ Tư pháp đã chuyển hồ sơ vào hôm thứ Ba, cáo buộc công ty duy trì bất hợp pháp độc quyền trong lĩnh vực tìm kiếm và quảng cáo.
William Barr, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Google đang là "kẻ gác cổng Internet độc quyền".
Alphabet, do Sundar Pichai điều hành đang tìm cách “câu giờ”. Có thể Google đang tính toán rằng một chính quyền Dân chủ khác dưới thời Joe Biden có thể sẽ “dễ nói chuyện” hơn. Dù sao Đảng Cộng hòa, sau tất cả, đã cho thấy có nhiều thành kiến và lý do để nhắm mục tiêu vào các công ty như Google.
Nhưng theo các chuyên gia phân tích, ngay cả khi có những luồng gió chính trị thay đổi, Pichai vẫn phải đối mặt với một cuộc chiến khó khăn. Sau cuộc điều tra kéo dài 16 tháng, tiểu ban chống độc quyền Hạ viện do Đảng Dân chủ lãnh đạo vào ngày 6 tháng 10 đã đề xuất các cách thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ, từ luật chống độc quyền khắc nghiệt hơn đến khả năng phá vỡ một số nền tảng Big Tech.
Hai thập kỷ trước, Microsoft đã từng xung đột với Bộ Tư pháp Mỹ về các hệ điều hành gần như phổ biến của họ. Họ đã thắng, nhưng phải trả giá đắt, gã khổng lồ phần mềm đã để cho Apple đánh cắp vị trí dẫn đầu trong công nghệ điện thoại thông minh. Thời điểm này, có vẻ như Google đang “dẫm phải vết xe đổ” của Microsoft.
-
Nữ doanh nhân gốc Hải Phòng được bổ nhiệm Tổng Giám đốc Google Việt Nam là ai?
07/12/2024 12:22 PMMới đây, Google thông tin thành lập công ty chính thức tại Việt Nam và bổ nhiệm một nữ doanh nhân gốc Hải Phòng chuyên về các vấn đề pháp lý vào vị trí lãnh đạo cao cấp nhất.
-
Tỉ phú công nghệ Sergey Brin tặng 600 triệu cổ phiếu cho nhiều tổ chức giấu tên
17/05/2023 11:26 AMTheo Bloomberg, nhà đồng sáng lập Google và là người giàu thứ 9 thế giới - Sergey Brin đã trao tặng khoảng 600 triệu USD cổ phiếu Alphabet cho nhiều tổ chức giấu tên.
-
2 nhà sáng lập Google kiếm gần 20 tỷ USD trong một tuần
15/05/2023 11:10 AMCác nhà đồng sáng lập Google vừa bỏ túi 18 tỷ USD nhờ cổ phiếu tăng vọt sau khi công ty ra mắt công cụ tìm kiếm tích hợp AI.
-
Google nhận tin xấu
19/04/2023 9:22 AMGiá cổ phiếu Alphabet - công ty mẹ Google - rớt mạnh sau thông tin Bing của Microsoft có thể sẽ thay thế Google trở thành dịch vụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị của Samsung.
-
Google tạo siêu máy tính AI từ 4.000 chip tự thiết kế
07/04/2023 2:30 PMGoogle sử dụng hơn 4.000 chip Tensor v4 để tạo thành siêu máy tính huấn luyện AI với hiệu năng và tiết kiệm điện "tốt hơn của Nvidia".
-
Google có tổng giám đốc mới phụ trách thị trường Việt Nam
06/12/2022 3:19 PMÔng Marc Woo đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất của Google tại Việt Nam sau thời gian dài làm việc cho công ty này ở Malaysia.