Khởi nghiệp bằng kinh doanh xe gắn máy
Bà Trần Thị Lâm sinh năm 1959 tại huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Tuổi thơ của bà là những ngày tháng nhọc nhằn và thiếu thốn, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Lớn lên trong nghèo khó, hơn ai hết, bà hiểu rằng phải nỗ lực hết mình mới có thể có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
“Quê hương tôi là một vùng đất nghèo, quanh năm chỉ có làm ruộng. Do vậy, ý thức thay đổi cuộc sống thôi thúc tôi ngày càng mạnh mẽ. Tôi phải làm việc miệt mài, chịu khó, tận dụng sáng tạo và cố gắng vươn lên trong mọi hoàn cảnh", bà Lâm chia sẻ.
Năm 1982, bà lập gia đình, rồi những đứa con lần lượt ra đời. Bà luôn trăn trở phải làm một điều gì đó để thoát nghèo và lo được cho các con. Năm 1993, bà cùng chồng là ông Dương Ngọc Hòa thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, sau này đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).
Bằng những tìm tòi sáng tạo, năm 1998 bà độc quyền bán xe máy của hãng Daelim (Hàn Quốc), và một năm sau đó thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ vận tải Nhất Nguyên, sau này đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Hoa Lâm (Tập đoàn Hoa Lâm).
Năm 1999, Công ty TNHH Thương mại sản xuất Hoa Lâm được thành lập và tập trung vào sản xuất xe gắn máy với thương hiệu chính là Halim. Năm 2004, hướng đến hoạt động đa dạng đa nghề, Công ty CP ô tô - xe máy Hoa Lâm chuyển đổi sang tên mới là Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm, đồng thời thành lập liên doanh Hoa Lâm - Kymco chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh xe tay ga thương hiệu Kymco.
Không dừng lại ở việc kinh doanh xe máy, bà Lâm là người đầu tiên khôi phục và sáng lập Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank), sau đó vươn sang lĩnh vực bất động sản.
Hiện nay, Tập đoàn Hoa Lâm đang sở hữu và đầu tư một số dự án động sản ở trung tâm TP.HCM, trong đó có cao ốc Lim Tower 1 và 2, tòa nhà Vietbank, khu dân cư 2 - 3 - 4 phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2), dự án văn phòng kết hợp khu thương mại căn hộ 1,6 ha nằm liền kề khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi và khu du lịch làng Chài ở huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu…
Chuyển sang lĩnh vực y tế
“Người làm kinh doanh ai cũng có mục đích. Xây dựng khu y tế này, tôi có niềm tin mãnh liệt vào sự thành công của dự án để phục vụ cho bản thân, gia đình và phục vụ cho mọi người bệnh. Nhiều đêm tôi suy nghĩ, sao đất nước họ - như Singapore - có khoảng trên 4 triệu dân, mà y tế phát triển, trong khi ở Việt Nam có cả trăm triệu dân, người Việt cũng rất giỏi, tại sao không làm được, trong khi đất đai có sẵn, tiền bạc chắc cũng không thiếu... Có lẽ do chúng ta thiếu những con người đi đầu, bản lĩnh và tâm huyết”, bà Lâm nói.
Bà thấy rằng, việc ra nước ngoài chữa bệnh có nhiều bất cập như chi phí điều trị cao, việc ăn ở, đi lại của thân nhân đi theo cũng quá tốn kém. Đó là chưa kể rào cản về ngôn ngữ, những người già yếu gặp lúc bệnh nguy kịch mà phải ra nước ngoài chữa trị sẽ rất khó khăn…
Chính vì thế, năm 2012, dự án Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La và Bệnh viện Quốc tế Thành Đô được đưa vào hoạt động. Khu Y tế kỹ thuật cao ra đời với liên doanh Hoa Lâm - Shangri La có tổng vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Liên tiếp những năm sau đó, Hoa Lâm thành công khi mời được các nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản… tham gia các dự án trung tâm thương mại, thực phẩm, đào tạo nhân sự tại Khu Y tế kỹ thuật cao.
Trả lời câu hỏi vì sao đang vào thời kỳ kinh doanh phát triển tốt Hoa Lâm lại chuyển sang lĩnh vực mới, bà Lâm cho biết xây bệnh viện là khao khát và ước mơ ấp ủ từ rất lâu của bản thân. Bà thấy rằng, việc ra nước ngoài chữa bệnh có nhiều bất cập như chi phí điều trị cao, việc ăn ở, đi lại của thân nhân đi theo cũng quá tốn kém. Đó là chưa kể rào cản về ngôn ngữ, những người già yếu gặp lúc bệnh nguy kịch mà phải ra nước ngoài chữa trị sẽ rất khó khăn…
Tất cả những điều đó cứ thôi thúc trong thâm tâm bà ý định phải thực hiện bằng được việc xây bệnh viện và khu y tế kỹ thuật cao.
Gian truân bắt đầu tìm đến khi việc khởi công dự án bệnh viện chậm trễ khiến năng lực của bà Lâm bị mọi người hoài nghi. Việc xin giấy phép cũng khiến bà chịu nhiều áp lực.
Những năm trôi qua ấy, bà đã đổ rất nhiều mồ hôi và nước mắt, gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí phải chịu đựng búa rìu dư luận mới hoàn thành dự án khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La và đưa Bệnh viện Quốc tế Thành Đô vào hoạt động vào năm 2012.
Tám năm là một khoảng thời gian đủ dài cho những công sức mà bà đã bỏ ra để toàn tâm toàn ý vào việc xây dựng và phát triển dự án. Tuy chưa kiếm được lợi nhuận từ việc đầu tư này, nhưng đó là tâm nguyện của cuộc đời nên bà sẽ cố gắng hoàn thiện nó.
Thành công bước đầu đã đến với Hoa Lâm - Shangrila khi công ty ký hợp đồng với Parkway healthcare, tập đoàn y tế hàng đầu của Singapore. Việc tập đoàn này nhận quản lý và điều hành khu y tế kỹ thuật cao ít nhất trong 10 năm là một bước tiến đáng mừng đối với bà Lâm.
Sau chừng ấy năm, dự án cuối cùng cũng đã có những chuyển biến tích cực, được mọi người đón nhận. “Đừng quá quan tâm đến dư luận. Nếu thấy việc mình làm là đúng, thì cứ yên tâm làm, đừng nghe những lời bàn tán ra vào mà nản lòng. Có như vậy mới làm được việc lớn”, bà Lâm chia sẻ.
Bà Lâm cho rằng, để thành công cần rất nhiều yếu tố, cái tâm, chữ tín, chữ tầm... 3 chữ T đó phải gắn liền. “Với tôi, để đạt tới thành công trước tiên doanh nghiệp phải có người đứng đầu xuất sắc; người đó phải biết kết nối, tận dụng, nhìn nhận và đánh giá đúng về con người. Nếu người đó cho dù tài giỏi bao nhiêu nữa nhưng không biết liên kết, tập hợp nhân tài thì cũng khó thành công”, bà Lâm nói.
Điều này cũng trở thành tiêu chí, giá trị cốt lõi mà Tập đoàn Hoa Lâm quyết giữ vững và khẳng định mình trên thương trường trong nhiều năm qua. Tầm nhìn của Tập đoàn Hoa Lâm sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính và y tế là điều mà Hoa Lâm đang hướng tới. Không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà phải mang lại những giá trị thiết thực, nhân văn nhất cho cộng đồng là mục đích cuối cùng của Hoa Lâm.
-
Chân dung nữ chủ tịch sở hữu tài sản nghìn tỷ tại Tập đoàn Hoa Lâm
08/04/2021 9:05 AMNhìn vào tên tuổi hiện nay của Tập đoàn Hoa Lâm, ít ai biết tập đoàn này 27 năm trước chỉ là một cửa hàng xe máy. Người sáng lập ra tập đoàn là bà Trần Thị Lâm, người đang có mặt trong danh sách 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trong thời gian qua.
-
[Hồ sơ doanh nhân] Trần Thị Lâm, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Lâm
19/11/2020 8:26 AMCafeLand - Nhìn vào tên tuổi hiện nay của Hoa Lâm, ít ai biết tập đoàn này 27 năm trước chỉ là một cửa hàng xe máy. Người sáng lập ra tập đoàn này là bà Trần Thị Lâm, người đang có mặt trong danh sách 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam trong thời gian qua.