Trong thương trường đầy rẫy ý đồ đen tối và những vụ bê bối, sẽ thật tuyệt khi nghĩ rằng những ý định tốt luôn luôn dẫn đến thành công.

Nhưng thật không may, điều này lại không có thật. Trong một môi trường hỗn tạp, con đường đến địa ngục đôi khi lại được trải bằng ý định tốt. Một số nỗ lực có vẻ đáng nhớ và hợp lý, nhưng lại dẫn đến một số thất bại ngoạn mục.

Cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người

Theo đuổi chỉ tiêu tăng trưởng thường khuyến khích các công ty vượt ra ngoài năng lực cốt lõi của họ. Tuy nhiên, đôi khi xa rời cốt lõi kinh doanh có thể là một sai lầm.

Westinghouse Electric, được thành lập vào năm 1886, đang tìm cách thoát khỏi khó khăn. Công ty từng có sức ảnh hưởng toàn cầu trong ngành công nghiệp của mình, sử dụng những nhân tài như Nikola Tesla và cho ra đời những thành tựu đột phá. Trong đó có cuộc cách mạng sử dụng dòng điện xoay chiều để phát điện và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của quốc gia.

Dựa trên sự thành công của mình, công ty phân nhánh thành nhiều doanh nghiệp khác nhau. Một số thương vụ mua lại của công ty có thể kể đến: Công ty nước đóng chai Seven-Up, Hãng đồng hồ Longines-Wittnauer, đài phát thanh truyền hình/truyền hình cáp, kinh doanh dịch vụ tài chính, nhà sản xuất đồ nội thất văn phòng và bất động sản dân cư.

Kết quả là công ty đa nghề khổng lồ này đã bị sụp đổ do chính sự hoạt động đa ngành công nghiệp của nó, còn còn để lại duy nhất ngành nguyên tử hạt nhân còn sót cho đến ngày nay.

Không đa dạng hóa

Intel, được thành lập vào năm 1968, đã trở thành nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới. Trong năm 1994, hãng có lỗi trong sản phẩm chip FDIV, và chịu công kích dữ dội từ các phương tiện truyền thông, dẫn tới hàng loạt hình ảnh tiêu cực cho công ty.

Do đó, công ty đã phát động một chiến dịch quảng cáo rất thành công, chính chiến dịch này đã làm nên tên tuổi của công ty cũng giống như vị trí mà chip bán dẫn của hãng giữ vai trò "bên trong" máy tính. Để xây dựng trên sự thành công của mình, công ty đã rất nỗ lực trong việc mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh khác, từ bộ vi xử lý TV màn hình phẳng và chip cho các máy nghe nhạc cầm tay, cho đến chip cho công nghệ không dây.

Mặc dù có thương hiệu nổi tiếng của công ty, những nỗ lực vẫn thất bại trong việc đạt được mức mong muốn thành công, và giá cổ phiếu của công ty vẫn tương đối bằng phẳng trong hơn một thập kỷ. Trong khi mảng kinh doanh cốt lõi của công ty vẫn tiếp tục hoạt động tốt. Những nỗ lực đa dạng hóa đã thất bại thảm hại.

Mở rộng quá nhanh chóng

Krispy Kreme Doughnuts bắt đầu hoạt động vào năm 1937, khi một đầu bếp người Pháp bắt đầu làm bánh ngọt và bán ra cho các cửa hàng tạp hóa. Công ty đã tăng trưởng và bánh trở thành một món ăn ưu thích tại vùng Đông Nam Hoa Kỳ.

Khi người sáng lập Krispy Kreme qua đời vào năm 1973, công ty đã được bán cho Beatrice Foods và tăng trưởng của công ty bị đình trệ. Năm 1982, một nhóm các nhà nhận quyền đã mua Krispy Kreme và đặt nền móng cho tốc độ mở rộng nhanh chóng vào những năm 1990.

Nhận được sự ủng hộ từ thực khách yêu thích bánh ngọt, công ty đã tăng trưởng nhanh chóng và không chỉ trong quốc gia, mà còn trên toàn cầu, mở rộng những địa điểm nhượng quyền thương mại trên toàn thế giới.

Công ty lên sàn vào tháng 4 năm 2000 và giá cả cổ phiếu của nó đã tăng vọt lên gần 50$ cho mỗi cổ phần vào tháng Tám năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2005, công ty bị lỗ 198 triệu USD. Áp lực để duy trì thu nhập đã dẫn đến một vụ bê bối kế toán. Việc cửa hàng bị đóng cửa trở thành bình thường và giá chứng khoán sụp đổ, mất gần 90% giá trị của nó. May mắn thay cho người hâm mộ của mình, công ty vẫn còn hoạt động.

Tăng trưởng nhờ mua lại

Ngân hàng Hoa Kì đã xây dựng một đế chế thông qua từng thương vụ mua lại tại một thời điểm. Ngân hàng đặt tại Charlotte này đã mua lại hết ngân hàng này đến ngân hàng khác, tăng quy mô và mở rộng sự hiện diện của nó, cho đến khi trở thành người thống trị trong ngành. Không giống như Westinghouse, việc mua lại ồ ạt vẫn tập trung trong các ngành dịch vụ tài chính.

Thật không may, không phải tất cả các thương vụ mua lại đều có kết quả tốt đẹp. Xung đột văn hóa sau khi thu mua dẫn đến một loạt lãnh đạo cấp cao ra đi, nhưng ngay cả điều đó cũng không đủ để ngăn cản bước tiến của ngân hàng.

Cuối cùng, vụ mua bán với Countrywide Mortage đang chịu nhiều tai tiếng đã khiến ngân hàng phải nhận một mớ hỗn độn gây sụt giảm giá cổ phiếu. Thảm họa bắt đầu với hoạt động cho vay của Countrywide: công ty đã đưa ra lãi suất cao, các khoản vay dưới chuẩn cho người tiêu dùng có vấn đề về khả năng tín dụng.

Những khoản vay sau đó được gộp lại và bán cho các nhà đầu tư như một loại chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp chất lượng cao. Khi giá nhà giảm và thiếu người mua, ngân hàng Hoa Kì đã buộc phải trả 8,5 tỷ $ để giải quyết vấn đề pháp lý, cùng với đó là một vụ bê bối tịch thu tài sản. Nhiều năm sau khi mua lại, Ngân hàng Mỹ tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến toàn quốc.

Chỉ sử dụng những biện pháp đáng tin cậy

Có lẽ chứng kiến những khó khăn mà các công ty phải đối mặt khi họ cố gắng để thực hiện những thay đổi lớn, Borders Books cố gắng mở rộng ảnh hưởng bằng chiến lược bán hàng truyền thống trên đường phố (brick-and-mortar). Trong những năm 1990, Borders bày lên kệ sách của mình với lịch, đĩa nhạc, DVD và hàng hóa khác để bổ sung thêm hoạt động bán sách như thông thường.

Các đối thủ cạnh tranh lại đi con đường trực tuyến, sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ mua sắm thuận tiện và lượng hàng lớn. Thất bại trong việc cải tiến và theo kịp với phân phối trực tuyến dẫn đến việc 300 cửa hàng phải đóng cửa và khoảng 11.000 lao động mất việc làm khi doanh nghiệp 40 tuổi này bị sụp đổ.

Cố gắng để đổi mới

Hãng máy tính Commodore trở thành một hãng có sức ảnh hưởng trong ngành khi tung ra máy tính Commodore 64 nổi tiếng. Trong thị trường khan hiếm công nghệ, người tiêu dùng đã mua hết sạch máy tính 64, chiếc máy tính này vẫn là công nghệ tiên phong trong năm 1983-1986. Mặc dù những nỗ lực ban đầu là một thành công lớn, nhưng nỗ lực tạo ra một phiên bản mới và cải tiến hơn đã thất bại.

Coca-Cola phải đối mặt với những thách thức tương tự khi công ty này cố gắng "cải thiện" công thức đã thành công có sẵn của Coke. Đối mặt với doanh số giảm, công ty hoàn toàn từ bỏ các công thức cho sản phẩm đầu tàu này của mình, và tung ra New Coke vào tháng tư năm 1985. "New" Coke hoàn toàn thất bại, phải hứng chịu sự ghét bỏ của những người theo chủ nghĩa thuần túy và sự gay gắt của các phương tiện truyền thông. "Classic Coke" trở lại thị trường sau gần ba tháng kể từ khi nó bị loại bỏ.

Không theo kịp đối thủ cạnh tranh

Cái tên "General Motors" đã từng là đồng nghĩa với ngành công nghiệp ô tô. Gã khổng lồ của ngành công nghiệp tự động này đã tạo ra các thương hiệu mang tính biểu tượng như Cadillac, Chevrolet, Buick và GMC. General Motors là hãng dẫn đầu trong năm 1963, chiếm 50% thị phần.

Trong hai thập kỷ tiếp theo, gã khổng lồ đã ngủ quên trên chiến thắng của mình, trong khi đối thủ cạnh tranh ngoại xây dựng những nhà máy tối ưu và tạo ra những chiếc xe chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Đến đầu năm 1980, danh tiếng của GM đã bị lu mờ và thị phần đã giảm đi một nửa, vì phải chịu cạnh tranh bởi xe chất lượng cao nhập khẩu từ Nhật Bản. Kể từ đó, công ty mới bắt kịp với đối thủ cạnh tranh của mình về chất lượng, nhưng quá trình để vượt hẳn đối thủ phải mất đến nhiều thập kỉ.

Cố gắng bảo vệ các doanh nghiệp khỏi những thông tin bất lợi

Năm 1886, anh em nhà Johnson thành lập công ty và nhanh sóng tạo ra sản phẩm băng sơ cứu thương mại đầu tiên của thế giới. Kể từ đó, công ty phát triển và tung ra các biểu tượng tiêu dùng như phấn rôm của Johnson, băng cá nhân và thuốc giảm đau Motrin. Trong năm 2008, công ty phát hiện ra rằng Motrin không tan hết khi uống.

Thay vì phát hành một đợt thu hồi sản phẩm và phải chịu sự phản ứng tiêu cực liên quan, công ty đã cử người mua hàng bí mật để mua hết các sản phẩm khỏi các cửa hàng, việc này dẫn đến một vụ kiện ở Oregon vào năm 2011. Trong khi mục tiêu của công ty là giữ danh dự, phương pháp thực hiện đã dẫn đến hàng tháng phải chịu phản ứng tiêu cực, khi các phương tiện truyền thông và công chúng biết về việc thu hồi vụng trộm này.

Kết luận

Các doanh nghiệp khác có thể học hỏi gì từ những rắc rối mà doanh nghiệp đi trước mắc phải? Bài học lớn nhất có thể là không có gì là đảm bảo trong kinh doanh. Chỉ dùng những biện pháp mà bạn coi là hiệu quả không phải lúc nào cũng cho kết quả tốt, và đổi mới không phải lúc nào cũng dẫn đến thành công.

Những thay đổi bất thường của thị trường và sự trớ trêu của số phận là hai trong số những lý do khiến những phân tích về cổ phiếu rất khó khăn. Không có cách dễ dàng nào để phát hiện người chiến thắng từ những kẻ thua cuộc trước khi bạn mạo hiểm với số tiền của mình - một bài học đau đớn mà nhiều nhà đầu tư đã học được từ kinh nghiệm đau thương của chính họ.

Theo DĐDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.