Uber - dịch vụ đi nhờ xe qua smartphone nổi tiếng với mô hình kinh doanh mới của mình đã và đang tăng trưởng thần tốc cũng như khiến ngành dịch vụ taxi lao đao. Tuy nhiên, đi kèm với nổi tiếng là tai tiếng: từ khi thành lập đến nay, Uber đã gây ra không ít scandal động trời.
Tuần vừa qua, hàng trăm ngàn người đã xóa tài khoản Uber của mình khi công ty này cố loại bỏ việc tăng giá xung quanh sân bay JFK, Hoa Kỳ để lấp liếm chiêu trò nâng cước phí trước đây. Sau đó, Uber phải đối mặt với hàng loạt các cáo buộc liên quan đến quấy rối tình dục tràn lan đến từ các nữ kĩ sư.
Trong bài viết với nhan đề “Reflecting on One Very, Very Strange Year at Uber” (Một năm lạ, rất lạ ở Uber), Susan Fowler - nguyên kỹ sư phần mềm của công ty đã vạch trần những hành vi quấy rối, ngược đãi đối với bà và các nữ đồng sự. Song song với đó, Fowler còn chỉ rõ sự thờ ơ cố ý và có tổ chức với các hành vi này từ phía Phòng nhân sự cũng như Ban lãnh đạo Uber.
Bên cạnh đó, những cáo buộc về gạ gẫm tình dục, ma tuý, ăn cắp công nghệ, “chơi xấu" nhà báo và hàng tá mối nguy tiềm ẩn khác xung quanh Uber liên tục xuất hiện trên các báo. Những người tin dùng Uber không khỏi băn khoăn tại sao những hành vi lệch lạc chuẩn mực đạo đức như vậy lại có thể tồn tại ở một trong những tổ chức công nghệ tiên tiến nhất thế giới vốn có trụ sở tại San Francisco, thánh đường của công bình và nghiêm minh chính trị.
Thật không may cho Uber, chính sự sa sút và nứt vỡ văn hoá nghiêm trọng đã khiến “ông lớn” ngành công nghệ này phải đắm chìm trong khủng hoảng. Dưới đây là 3 bài học đắt giá nhất được đúc kết từ những bê bối của Uber :
1. Đừng để tăng trưởng che khuất tầm nhìn!
Có một câu nói như sau: “Sự tăng trưởng che đậy mọi thứ". Mặc dù câu nói sâu sắc này được đưa ra dựa trên những sai sót chiến lược bên trong các doanh nghiệp đang phát triển nhanh chóng, nó cũng được áp dụng cho cả khía cạnh văn hoá.
Khi một doanh nghiệp đang trong tiến trình “siêu tăng trưởng” như trường hợp của Uber vài năm trở lại đây, sự vui sướng và phấn khích đến từ doanh thu làm lu mờ những rắc rối tiềm phục tại tổ chức trong con mắt người lãnh đạo.
Khi công việc kinh doanh của Uber được cất cánh, người ta dễ dàng làm ngơ trước các vấn đề dù là nhỏ nhất. Chính sự khác biệt về phân bổ giới tính, vốn có bề ngoài đơn giản, đang tồn tại ở các công ty có đặc thù liên quan đến công nghệ đã vô hình trung dẫn đến các scandal tình dục sau này của Uber.
Trong một tổ chức toàn nam, các hành vi khiếm nhã với phụ nữ thường được cho qua vì đơn giản rằng ai cũng thấy bình thường. Một tiếng nói yếu ớt giữa một cộng đồng có tư duy giống nhau sẽ không thể tạo ra được chút ảnh hưởng nào, mà cụ thể là vụ việc của Fowler và các nữ đồng sự.
Dù các vấn đề rõ ràng có tồn tại, việc bỏ qua chúng dễ dàng hơn nhiều so với hành động giải quyết, nhất là khi ta đang hoan hỉ với tốc độ tăng trưởng nhanh đến chóng mặt. Tuy vậy, nhà lãnh đạo thành công là người có khả năng chống lại men say của “rượt ngon thành công” và “tăng trưởng vượt bậc”. Đồng thời, những ông chủ thành công luôn biết giữ cho mình cái đầu lạnh và đủ can đảm giải quyết những rắc rối dù là ê chề nhất.
2. Ông chủ giỏi không phụ thuộc vào “nhân viên tốt”.
Một trong những chủ đề thú vị nhất từ bài đăng trên blog của Susan Fowler là việc Uber ra sức bảo vệ cái gọi là "những nhân viên xuất sắc" dù cho hành vi của những cá nhân này thể hiện rõ sự vô đạo đức và thiếu chuyên nghiệp.
Xây dựng cũng như lèo lái con thuyền doanh nghiệp chưa bao giờ là việc dễ dàng. Khi mọi thứ bắt đầu đi vào nề nếp và quy củ, không một nhà lãnh đạo nào lại muốn làm “con thuyền" của mình phải chao đảo. Chính vì lẽ đó, phần lớn ông chủ có khuynh hướng làm ngơ trước hành vi xấu của những nhân viên được việc.
Thế nhưng, phép thử tối thượng cho năng lực của nhà lãnh đạo xảy ra khi họ phải đối mặt giữa việc lựa chọn các lợi ích do “nhân viên xuất sắc” mang lại hay những “giá trị đạo đức cơ bản” vốn vượt trên phạm trù kinh doanh.
Bất luận khó khăn đến mấy, người lãnh đạo buộc phải đặt nhân viên của mình cũng như các giá trị đạo đức vốn không thể chuyển lay hay thương lượng trước mọi thứ, bao gồm cả thành tích, lợi nhuận và thậm chí lợi ích cổ đông.
3. Hãy ưu tiên cho “văn hoá doanh nghiệp”!
Chìa khoá để đảm bảo cho quyền lợi nhân viên và đạo đức nghề nghiệp được tồn tại song song, bất khả xâm phạm chính là biến “văn hoá công ty" trở nên ưu tiên hàng đầu. Ấy vậy, để thực hiện được việc này là vô cùng khó khăn.
Xét cho cùng, tham vọng là một trong những yếu tố cơ bản điều khiển kinh doanh. Hầu hết các doanh nhân sẽ nói rằng bản thân muốn thay đổi thế giới và giúp ích cho xã hội nhưng sự thật là họ cũng muốn làm giàu. Các nhà đầu tư cũng tập trung vào lợi nhuận và của cải.
Tất nhiên, điều này không phải là xấu. Thế nhưng, lợi nhuận thỉnh thoảng lại đối nghịch với chuẩn mực văn hoá và đạo đức của doanh nghiệp. Chúng ta thường chỉ giữ gìn văn hoá công ty một cách dễ dàng trong lúc thuận buồm xuôi gió mà thôi. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo giỏi nhất là những người có thể duy trì sự cân bằng của cả hai bên trong một tổ chức.
Cách hiệu quả nhất để làm việc này là củng cố tầm quan trọng của “thượng tôn đạo đức” bên trong doanh nghiệp. Hãy chứng minh với tất cả nhân viên rằng không có ai đứng trên “nguyên tắc công ty" chính là chìa khóa thiết yếu cho việc này.
Từ những lời tự sự của Susan Fowler, có thể thấy Uber đã hoàn toàn ngó lơ 3 nguyên tắc cực kì quan trọng này. Họ đã sẵn sàng ngoảnh mặt làm ngơ và im lặng trước sự chịu đựng của nhân viên để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng của mình.
Sự thật đã chứng minh, kế hoạch của Uber đã hoàn toàn phản tác dụng. Công ty hiện đang lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn bộ. Thậm chí, Uber tuyệt vọng đến mức phải gọi điện cho nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ - Eric Holder, để điều tra các cáo buộc có liên quan.
Kết cuộc của những phi vụ bê bối cũng như chấn động từ đón đánh như trời giáng này lên “ông lớn" công nghệ là không thể lường trước được. Duy chỉ một điều chắc chắn mà chúng ta biết chính là những bài học đắt giá của Uber dành cho các chủ doanh nghiệp và nhà lãnh đạo.
Vết nhơ của Uber là liều kháng sinh cảnh tỉnh tất cả các doanh nhân đang mắc phải các sai lầm tương tự và là liều thuốc bổ giúp ích cho những nhà lãnh đạo sau này.
Lê Duy (DNSG)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Sự nghiệp 12 năm gây dựng tiêu tan, chục nghìn tỷ thành mây khói

    Sự nghiệp 12 năm gây dựng tiêu tan, chục nghìn tỷ thành mây khói

    03/07/2020 8:18 AM

    "Chúng tôi đã mất 12 năm để xây dựng Airbnb và mất gần như tất cả mọi thứ chỉ trong 4 đến 6 tuần", Brian Chesky, CEO của Airbnb, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC.

  • Làn sóng mới, kinh doanh tỷ USD bằng tài sản người khác

    Làn sóng mới, kinh doanh tỷ USD bằng tài sản người khác

    10/09/2019 8:30 AM

    Kinh tế chia sẻ là một phần tất yếu của nền kinh tế số, giúp thị trường cạnh tranh hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn, mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, người tiêu dùng hưởng lợi.

  • Singapore yêu cầu Grab cho Uber 'sống' thêm 3 tuần

    Singapore yêu cầu Grab cho Uber 'sống' thêm 3 tuần

    16/04/2018 10:16 PM

    Kế hoạch nhanh chóng đóng cửa Uber Đông Nam Á để thực hiện sáp nhập của Grab tiếp tục vấp phải khó khăn, khi Singapore yêu cầu hoãn thương vụ thêm 3 tuần.

  • Go-Jek tranh thủ ‘hớt tay trên’ Grab, tuyển mộ cựu tài xế Uber

    Go-Jek tranh thủ ‘hớt tay trên’ Grab, tuyển mộ cựu tài xế Uber

    04/04/2018 9:56 AM

    Go-Jek, dịch vụ vận chuyển và đi chung xe phổ biến nhất Indonesia, đang nẫng tay trên đối thủ Grab bằng cách tuyển dụng các tài xế cũ của Uber.

  • Vẫn bất nhất với Uber, Grab

    Vẫn bất nhất với Uber, Grab

    17/03/2018 8:00 PM

    Sau hơn hai năm hiện diện dưới danh nghĩa “mô hình thí điểm” cùng nhiều bàn cãi, Uber và Grab sẽ tiếp tục chờ... cho tên. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cần thêm sự nghiên cứu kỹ lưỡng và việc ban hành nghị định quản lý mô hình kinh doanh này vì vậy cần thêm thời gian. Thậm chí, Bộ trưởng Bộ GTVT còn tuyên bố rằng Uber hay Grab cần phải rời khỏi Việt Nam nếu không tuân thủ pháp luật trong khi ai ai cũng biết rõ rằng việc làm luật là của Nhà nước.

  • 'Uber Trung Quốc' sắp trở thành startup giá trị thứ 2 thế giới

    'Uber Trung Quốc' sắp trở thành startup giá trị thứ 2 thế giới

    28/04/2017 10:07 AM

    Hãng công nghệ đang độc chiếm thị trường gọi xe Trung Quốc có thể đạt giá trị 50 tỷ USD sau vòng huy động vốn kết thúc cuối tuần này.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.