Cổng nên mở vào hay mở ra?
Cổng là nơi tiếp cận trực tiếp với đường, thế nên hầu như theo quy định xây dựng của các địa phương, cổng phải mở vào trong để không gây nguy hiểm cho người đi đường. Khi phương tiện giao thông di chuyển ở tốc độ cao, người mở cổng đứng ở trong sân, không quan sát được diễn biến bên ngoài, thì mở cửa ra ngoài rất dễ gây ra tai nạn.
Trường hợp nhà có vỉa hè, cũng không khuyến khích mở ra, vì có thể đụng người đi bộ, gây cản trở lối đi công cộng. Chưa kể người đến chơi nhà thường có thói quen bấm chuông, đứng đợi ở sát cổng, nếu cổng mở ra sẽ va vào họ. Người xưa quan niệm rằng, cổng mở vào trong là để chào đón khách đến nhà. Vậy, cổng nên mở vào trong là lí tưởng nhất.
Thế nhưng, trường hợp nếu sân ngắn, mà để nhiều phương tiện, thì ta phải đổi cách thức mở cổng. Ví dụ nhà có sân chỉ 5m chiều sâu, nhưng đậu chiếc ô tô dài 4.7m, thì không thể mở cổng vào trong.
Đối với trường hợp này, cổng nên thay đổi sang hình thức của cửa cuốn, cửa xếp hoặc làm cánh lùa nếu bề ngang đủ rộng. Hiện nay có nhiều hình thức cổng lùa như: lùa xếp lớp, lùa cong,… sẽ giúp cho cổng mở rộng tối đa nhất có thể, nhờ đó có thể linh hoạt khi sân chật hẹp.
Ngoài ra, một số kiến trúc sư cũng có thêm giải pháp cho trường hợp này, đó là làm cổng 1 cánh, kết hợp cổng 4 cánh. Cổng 1 cánh để đi lại thường xuyên, đi bộ, đi xe máy, đón khách, cổng này mở vào trong. Cổng 4 cánh mở ngoài chỉ khi nào ra vào ô tô, mỗi khi mở phải quan sát kĩ bên ngoài. Cách này chỉ áp dụng được khi nhà có vỉa hè.
Cửa nên mở vào hay mở ra?
Về phong thủy, cửa chính luôn đóng vai trò quan trọng trong căn nhà. Đây là nơi nạp khí, khí vào nhà có tốt thì mới nuôi dưỡng tốt người sống trong nhà. Khí vào nhà xấu chẳng khác gì luồng không khí ô nhiễm vào trong nhà, cho dù nhà có sạch sẽ đến đâu, cũng bị luồng khí này làm cả căn nhà ám mùi ô uế, sinh ra bực bội, lâu dần sẽ gây hại đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Thế nên, trước khi xét cửa nên mở vào hay mở ra, thì phải đảm bảo rằng cửa nhà luôn phải đón khí tốt. Khí tốt không đơn thuần là hợp tuổi gia chủ, nó cần phải tốt theo nhiều trường phái và hợp căn nhà, đấy mới là vấn đề quan trọng.
Một số thầy phong thủy cho rằng, cửa nên mở vào, sẽ thuận chiều di chuyển của con người từ ngoài vào trong, nhờ đó khí vào nhà tốt hơn. Còn cửa mở ra sẽ nghịch chiều di chuyển, nên hạn chế khí vào nhà và khiến khí trong nhà thất thoát ra ngoài.
Tuy nhiên nếu xét về góc độ đón khí nhiều hay ít, thì các yếu tố như: kích thước cửa, độ rộng góc mở cửa, cũng cần lưu tâm. Nên việc cửa mở vào hay mở ra cần phải cân đối với không gian kiến trúc sao cho hợp lí.
Về kiến trúc, cửa chính mở ra có những ưu điểm: đảm bảo thoát hiểm, không vướng nội thất trong nhà, tăng thêm sự rộng rãi cho không gian. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể mở cửa ra ngoài.
Ví dụ nhà sát mặt đường, không có sân, mở cửa ra ngoài sẽ dễ gây tai nạn giao thông. Hoặc sân quá nhỏ, cửa mở ra ngoài chiếm diện tích nơi để xe, trồng cây,…
Khi đó, buộc ta phải thay đổi cách mở cửa cho phù hợp hoàn cảnh. Hiện nay có có nhiều chủng loại, hình thức mở như: cửa lùa, cửa xếp gập, cửa cuốn, cửa mở 2 chiều, hoặc cửa trượt quay (lùa kết hợp mở). Đối với cửa phòng ngủ hay cửa phòng vệ sinh, sẽ ưu tiên mở vào hơn, vì khi mở ra dễ chạm người qua lại bên ngoài.
Cửa phòng vệ sinh mở ra dễ gây rỉ nước ra bên ngoài, do quá trình sử dụng cửa dễ bị dính nước. Nhưng cũng giống như cửa chính, cũng tùy vào từng không gian, từng hoàn cảnh, đôi khi phòng ngủ hoặc phòng vệ sinh quá hẹp, mở vào cấn vật dụng thì cần thay đổi cách mở cửa hợp lí hơn.
Kết luận: cổng hay cửa không có nguyên tắc nào bắt buộc phải mở vào hay mở ra. Tùy từng trường hợp mà có cách xử lí sao cho hợp lí nhất. Ưu tiên sử dụng các loại cửa mở linh hoạt, để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
-
Cách hóa giải khi cửa và cổng trực xung nhau
Dân gian có câu: "Môn đa khách đáo thiên tài đáo, gia hữu nhân lai vạn vật lai", tức cửa càng rộng thì càng tài lộc, nhà càng nhiều người ghé đến thì càng dễ giàu có. Trong văn hóa kiến trúc Việt Nam xưa và nay, việc thiết kế cổng cửa rộng là điều thường thấy. Thế nhưng, khi cổng và cửa đều mở rộng và trực xung nhau, liệu có gây ảnh hưởng đến phong thủy?








-
Phong thủy nhà nở hậu: Ý nghĩa và cách tối ưu vượng khí
Nhà nở hậu – một kiểu nhà có phần sau rộng hơn phần trước – được xem là mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Vậy nhà nở hậu có ý nghĩa gì trong phong thủy? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phong thủy nhà nở hậu cũng như cách thiết kế...
-
Phong thủy nhà ở thóp hậu: Cách hóa giải và tăng tài lộc
Trong phong thủy, hình dáng của ngôi nhà không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh năng lượng, tài lộc và hạnh phúc gia đình. Một trong những trường hợp thường gặp là nhà có dáng thóp hậu – tức là phần trước...
-
Phong thủy nhà ở hẻm cụt: Bí quyết hóa giải và thu hút vượng khí
Phong thủy nhà ở hẻm cụt từ lâu đã là chủ đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt với những ai đang sinh sống hoặc dự định mua nhà ở khu vực này. Trong phong thủy, hẻm cụt thường bị cho là nơi tích tụ năng lượng tiêu cực, gây khó khăn cho việc lưu thô...