Nhà có 2 bếp không còn là chuyện hiếm thấy. Xu hướng thiết kế hiện nay, thường có 2 khu bếp:
- Khu bếp có mùi, khu bếp sơ chế hay khu bếp ướt,…gọi chung là “bếp kín”: Bên cạnh bếp này có thể là kho để thực phẩm, dụng cụ nấu nướng. Bếp này phục vụ cho những người nội trợ có thói quen nấu nướng hay có mùi, nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra, khu bếp này cũng thường được bố trí sàn rửa, để tiện sơ chế, rửa chén đĩa số lượng nhiều hay rửa xoong nồi kích thước lớn. Khu bếp này thường xuyên được sử dụng cho việc nấu nướng hằng ngày, nên được tách riêng thành khu vực riêng, để không gây ảnh hưởng về thẩm mỹ cũng như gây ám khói, mùi cho các phòng khác. Bếp tuy kín, nhưng vẫn đảm bảo có ánh sáng tự nhiên, thoáng đãng.
- Khu bếp còn lại là “bếp mở”: chỉ dùng để hâm, chế biến thức ăn nhanh, nấu nướng hay sơ chế đơn giản, vậy nên ít có mùi,…Bếp này thường có kết hợp với bàn đảo, tạo không gian mở, thường liên kết với phòng khách, góp phần tạo nên thẩm mỹ cho căn nhà.
Căn bếp này thường không được sử dụng hằng ngày như “bếp kín” nhưng vẫn có vai trò nhất định trong căn nhà, vì thể hiện được sự sang trọng về kiến trúc và đẳng cấp của gia chủ. “Bếp mở” và “bếp kín” thường được đặt cạnh nhau để dễ dàng kết nối.
Một số trường hợp đặc biệt khác, nhà sẽ có nhiều hơn 2 bếp như:
- Nhu cầu nấu nướng nhiều vì số lượng người trong nhà đông.
- Nhà ở kết hợp kinh doanh quán ăn, nhà hàng.
- Mỗi căn phòng trong nhà đều có 1 bếp nhỏ để thuận tiện cho từng cá nhân.
- Bếp đặt ở sân vườn, sân thượng, để phục vụ tiệc ngoài trời.
Từ những phân tích ở trên, ta thấy việc nhà có 2 bếp, phục vụ cho mong muốn thiết thực, đảm bảo nhu cầu hiện nay của các gia đình. Tuy nhiên, vẫn có những quan niệm cho rằng nhà không nên có 2 bếp, vì bếp tượng trưng cho người phụ nữ, nhà có 2 bếp tức là có 2 người phụ nữ, dễ có những mối quan hệ bất chính bên ngoài.
Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm về phong thủy. Nhà có 2 hoặc nhiều hơn 2 bếp không ảnh hưởng đến phong thủy. Thế nhưng, khi nhà có 2 bếp thì việc bố trí về phong thủy sẽ phải thật kĩ lưỡng, vì phong thủy bếp có rất nhiều kiêng kị như:
- Kị bếp không kín đáo, nhìn thẳng ra cửa chính.
- Kị bếp đối diện cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ.
- Kị bếp dựa vào tường, phía sau có giường kê sát.
- Kị bếp đặt trên, dưới, bên cạnh, đối diện các yếu tố liên quan đến nước.
- Kị bếp đặt dưới xà ngang (dầm, đà).
- Kị góc nhọn chĩa vào bếp.
- Kị bếp không có điểm tựa.
- Kị sau bếp có cửa sổ.
- Kị bếp đặt ngay trung tâm nhà.
- Kị cầu thang xông thẳng bếp.
- Kị bếp nấu đặt dưới gầm thang.
- Ngoài những kiêng kị trên, còn phải đáp ứng nhiều nguyên lí về hình thế lẫn lí khí về phong thủy bếp.
Trường hợp khó thỏa mãn cả 2 bếp về việc bố trí, thì nên ưu tiên bếp sử dụng thường xuyên nhất, sẽ bố trí chuẩn về phong thủy nhất, sau đó mới cân nhắc đến bếp thứ 2.
-
12 điều kiêng kị trong phong thủy phòng bếp và cách hóa giải
Không đơn thuần là nơi tạo ra những món ăn ngon, nuôi dưỡng về mặt vật chất cho các thành viên trong gia đình, bếp còn là nơi chăm sóc tinh thần, lưu giữ những khoảnh khắc yêu thương mỗi ngày. Vì lí do đó, phong thủy phòng bếp luôn được chú trọng. Cùng lưu ý 12 lỗi phong thủy thường gặp trong căn bếp dưới đây.
-
Bố trí nội thất phòng bếp hợp phong thủy: Bí quyết thu hút tài lộc và sức khỏe
Bố trí nội thất phòng bếp hợp phong thủy không chỉ giúp không gian tiện nghi hơn, thẩm mỹ mà còn kích hoạt năng lượng tốt, mang lại sự thịnh vượng cho cả gia đình. Cùng tìm hiểu cách bố trí nội thất phòng bếp đúng chuẩn phong thủy và những điều cần l...
-
Cách đặt chậu rửa trong phòng bếp hợp phong thủy, rước tài lộc
Trong thiết kế nhà bếp, việc bố trí chậu rửa không chỉ ảnh hưởng đến tính tiện ích mà còn mang ý nghĩa quan trọng về mặt phong thủy.
-
Bố trí không gian bếp hài hòa, hợp phong thủy
Nhà bếp không chỉ là nơi nấu nướng mà còn là trái tim của ngôi nhà, nơi gia đình quây quần và chia sẻ những khoảnh khắc đáng nhớ. Theo phong thủy, nhà bếp có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe, tài lộc và hạnh phúc của gia đình. Vì vậy, việc bố trí n...