Nhìn từ xa, MIT chả khác gì một cái thúng khổng lồ, toàn bộ phần thúng là một hệ thống trụ tròn vững chắc làm từ gạch nung địa phương có màu nâu đen đặc thù, mang dáng dấp bên ngoài khá là cổ kính, lịch sử.
Và một điểm nhất khác biệt chúng ta có thể nhìn thấy ở trên đỉnh công trình, đó là một kiến trúc điêu khắc tôn giáo độc đáo do nhà điêu khắc Theodore Roszak trực tiếp thực hiện.
Dưới chân trụ công trình khắc chìm vài họa tiết vòng tròn màu trắng đối lập trông rất độc đáo. Bao quanh là một hào nước nông nhân tạo, dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng đó cũng là một trong những điểm nhấn thú vị của công trình này.
Nói một cách tổng quát, nhà nguyện MIT có bề ngoài khổng lồ, đơn giản, nhưng chứa đầy bí ẩn vì nhiều người thắc mắc liệu có gì bên trong.
Khác biệt với thế giới bên ngoài, kiến trúc bên trong nhà nguyện MIT hoàn toàn đối lập, sang trọng, cổ điển chưa từng thấy.
Ở phần trung tâm không gian nhà nguyện là một khu vực gọi nôm na là bục ánh sáng.
Sở dĩ gọi là bục ánh sáng vì trên đầu khu vực này là một hệ thống cửa kính trong suốt bắt ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài chiếu vào, hệ thống cửa trong suốt này đặt ngay phần kiến trúc điêu khắc trên đỉnh.
Tận dụng ánh sáng tự nhiên chiếu vào, khu vực này còn thiết kế thêm một hệ thống dải đá cảm thạch thả treo, bao gồm hệ thống dây, dính chặt với các miếng đá cẩm thạch óng ánh hình chữ nhật thả trần từ trên xuống một sàn đá cẩm thạch khổng lồ, tất cả phản chiếu với ánh sáng tự nhiên bên ngoài loạt vào tạo nên một bục ánh sáng vô cùng huyền di, thiêng liêng, óng ánh đúng với phong cách của một nhà nguyện.
Bên dưới là một hệ thống ghế ngồi làm bằng gỗ và xếp đồng loạt thành hình vòng cung, đúng với kiến trúc tổng quát của công trình.
Ngoài ra, một hệ thống hành lang gỗ uốn lược bọc quanh phần chân tường bên trong nhà nguyện cũng tạo nên một nét đột phá uyển chuyển, mềm mại, sang trọng cho toàn bộ khối kiến trúc không gian nói chung.