Tôi cũng muốn làm như vậy trong giếng trời ở giữa nhà mình, mong quý báo góp ý. (Võ Thanh Trinh, Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai)
Trả lời
Nhiều ngôi nhà cổ hình ống ở Hội An, Hà Nội và nhiều nơi khác tại Việt Nam đều có một vườn cảnh hay hòn non bộ ở giữa nhà. Đó là một giải pháp kiến trúc rất thông minh của người xưa, vừa đưa được thiên nhiên vào ngôi nhà hình ống, vốn rất chật hẹp của chốn phố thị, vừa góp phần cân bằng âm dương cho ngôi nhà.
Hòn non bộ trong nhà chú ý làm không quá
nhọn và quá cao để giảm hoả tăng thuỷ, nên không hề trái với thế phong
thuỷ tốt. Nguyên tắc bố cục toạ sơn hướng thuỷ không phải tính cho phần
trước hay phần sau của nhà, vì mỗi nhà mỗi bố cục khác nhau, mà là tính
theo không gian cư trú chủ đạo và hướng mệnh trạch của gia chủ.
Ví
dụ ngôi nhà ống có phần ngoài phía trước dùng để buôn bán kinh doanh
thì sau giếng trời mới là bắt đầu không gian cư trú, giếng trời khi đó
là Nội Minh Đường của ngôi nhà, đặt hồ cá non bộ tại đây là hợp. Một số
nhà còn đặt hồ nước ở phần sau nhà khi tuổi gia chủ không hợp với hướng
phía trước nhà, chứ không hề có chuyện bắt buộc là phía sau nhà phải
“toạ sơn” mà không được “diện thuỷ”
Nếu
giếng trời nhà bạn không rộng, thì chỉ nên đặt hòn non bộ nhỏ hoặc dạng
hồ nước chảy có chút sỏi đá, cây xanh (loại chịu bóng râm) và nên lưu ý
yếu tố nước cần luân chuyển liên tục (dùng máy bơm tuần hoàn), tránh để
nước tù đọng sinh muỗi và ẩm thấp nhà. Các bố trí cần làm gọn nhẹ và
sáng sủa (nhất là với giếng trời ở chỗ mà mưa nắng ít xuống trực tiếp
được) để tránh làm âm thịnh dương suy cho phần trung cung của ngôi nhà.
Cafeland.vn
Theo Sài Gòn tiếp thị