Cơn mưa lớn chiều 26/9 khiến nhiều gia đình ở Sài Gòn không kịp phản ứng vì nước tràn vào nhà quá nhiều, quá nhanh. Nếu nhà làm chống thấm tốt, lát sàn gạch, kịp thời di tản đồ đạc lên chỗ cao ráo thì hậu quả sẽ giảm bớt nhiều. Với các nhà còn lại, giải pháp khắc phục như sau:
1. Sàn gỗ bị co ngót
- Sàn gỗ công nghiệp: Khả năng chịu ẩm kém nên nếu mưa ngấm lâu, gỗ sẽ bị rút lại mỗi thanh khoảng 0,5 cm. Nước ngoài đường tràn vào sẽ làm chất bẩn len lỏi vào các kẽ sàn. KTS Phạm Thanh Truyền tư vấn, chủ nhà bắt buộc phải dỡ các tấm ván, làm vệ sinh sàn, thanh gỗ sau đó thay tấm lót mới và lát lại sàn gỗ.
- Sàn gỗ tự nhiên: Khả năng chịu ẩm cao hơn nhưng trên thị trường nhiều loại ván gỗ tự nhiên chất lượng kém. Bởi vậy, bạn cũng cần kiểm tra kỹ để khắc phục với hình thức tương tự.
Tầng một của các gia đình thường có nhiều đồ điện tử, nội thất lớn. Ảnh: Trần Thanh Hương.
2. Tường bị ngấm
Theo KTS Ngô Văn Định, việc tường nhà bị ngấm nước sau mưa rất khó xử lý. Nhiều gia đình thường chỉ trát xi măng cho lớp tường ngoài, sử dụng sơn thường. Khi ngập lụt, nhà sẽ bị thấm, mốc. Ngay cả các gia đình dùng gạch bông ốp chân tường, nhìn bề ngoài khô ráo nhưng nếu mưa lâu ngày, tường sẽ bị ẩm ướt, hệ thống điện bị ảnh hưởng.
Cách khắc phục tạm thời:
- Chân tường ốp gạch: Nếu nước ngấm chưa hết mảng tường ốp thì bạn có thể tạm yên tâm.
- Tường sơn nước: Bạn có thể cứu vãn bằng cách dùng đèn cao áp chiếu lên tường.
- Tường ốp gỗ: Bạn cần tháo ra, làm vệ sinh tường, gỗ và ốp lại.
- Tường dán giấy: Lớp giấy cũ đã hỏng hoàn toàn, cần bóc đi, làm sạch tường.
Cách bảo vệ, khắc phục lâu dài:
Các gia đình cần làm tốt khâu chống thấm bằng cách sử dụng sơn ngoài trời. Khi bề mặt tường có sơn sẽ trơn bóng, nên khi mưa to, sẽ như "nước đổ lá khoai", nước trôi nhanh, không thấm vào nhà.
3. Hệ thống điện
Đa số các hộ gia đình sử dụng hệ thống đường dây điện ngầm trong tường. Bởi vậy, nếu nước ngập vào các khu vực có dây điện, chủ nhà cần nhờ thợ có kinh nghiệm tới xem. Đồ gia dụng (đèn, quạt...) bị ngấm nước không được cắm thử trước khi thợ kiểm tra.
4. Đồ nội thất
- Đồ gỗ như bàn ghế, tủ giường: Sử dụng dung dịch chuyên dụng để làm sạch, để khô. Sau đó, bạn đánh lại véc-ni để chống mối mọt. Một số món đồ bị hư hỏng nặng, bạn không nên tiếc giữ lại.
- Đệm, thảm, chiếu, mút: Cần hút sạch nước, giặt kỹ, phơi khô trong chỗ mát.
-
Dự án chống ngập, ngăn triều sẽ về đích trong tháng 12
Chủ đầu tư đại dự án 10.000 tỉ đồng cho biết nếu huyện Nhà Bè bàn giao mặt bằng trong tháng 8 thì dự án sẽ hoàn thành vào tháng 12, trễ hơn 2 tháng so với dự kiến.
-
Nỗ lực bàn giao mặt bằng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1 (gọi tắt là dự án) khi đưa vào hoạt động dự kiến sẽ giải quyết thoát ngập cho hơn 6,5 triệu dân thành phố....
-
TPHCM chậm xử lý các vấn đề ngập nước, ô nhiễm không khí
Công trình ngăn triều, chống ngập chậm tiến độ, việc quan trắc, dự báo về môi trường còn hạn chế.