1. Nhà thông thoáng, lấy được gió và ánh sáng tự nhiên
Một trong những yếu tố cơ bản khi nghiên cứu phong thủy, đó là “khí” . “Khí” trong phong thủy không đơn thuần là không khí hít thở hằng ngày, nhưng điều kiện cần để phong thủy tốt là không khí trong nhà phải lưu thông được. Ngôi nhà không có không khí lưu chuyển, chẳng khác gì con người không có không khí sạch để thở.
Thật vậy, nếu không khí bị ứ đọng, bí bức, không gian sống u tối, không có ánh sáng mặt trời chiếu vào, thì con người sống trong đó sẽ suốt ngày hít thở luồng khí độc hại, đầy vi khuẩn, chắc chắn sẽ có ngày thể chất mệt mỏi, tinh thần suy nhược.
Để phong thủy tồn tại được, thì bất kể không gian nào trong nhà, từ phòng khách đến phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, giải trí hay kể cả phòng vệ sinh, kho,…cũng đều cần thông thoáng. Tuy nhiên cần lưu ý mở cửa lấy gió, lấy sáng đúng hướng, đúng vị trí theo nguyên tắc của các trường phái phong thủy.
2. Không khí trong lành, sạch sẽ
Nhà đón được gió là một chuyện, để phong thủy tốt thì gió phải đưa khí sạch vào nhà. Nếu thông thoáng nhưng khí vào nhà là uế khí, âm khí, khí có mùi hôi thối, khói bụi, thì lại phản tác dụng.
Để có khí sạch thì cả bên trong lẫn ngoài nhà đều phải sạch sẽ. Bên ngoài sạch khi tránh được các tác nhân ô nhiễm: rác thải, khí thải,… Bên trong cũng cần sắp xếp đồ đạc gọn gàng, lau chùi thường xuyên, bỏ đi những vật dụng không cần thiết,… Phong thủy cho rằng, mọi ngóc ngách trong nhà đều có vai trò quan trọng nhất định, vì vậy trong nhà không được phép bẩn ở bất kì không gian nào.
3. Cảnh quan thiên nhiên tươi tốt
Xung quanh ngôi nhà có cây cối xanh tươi, ra hoa kết quả, chim chóc, quây quần hay mặt nước trong xanh đều là những yếu tố cát lành về phong thủy. Cây cối tự nhiên phát triển là nhờ đất đai màu mỡ, địa mạch, địa khí tốt . Người xưa có câu: “Đất lành chim đậu”, không những thực vật mà những hiện tượng từ động vật như: chim, ong về làm tổ trên cây trước nhà, trên mái nhà hay ban công,…đều là điềm báo lành.
Từ ngày xưa, con người đã biết tìm đến những nơi có đất đai trù phú để định cư, phát triển kinh tế. Sau một thời gian sinh sống ổn định, người người kéo nhau về nhiều hơn, rồi từ đó thành khu dân cư, hoặc khu đô thị phát triển. Quả thật, thiên nhiên đã góp phần không thể thiếu vào phong thủy cũng như đời sống con người.
4. Cảnh quan kiến trúc bền vững
Hãy dành thời gian đi xung quanh ngôi nhà và xem xét những ngôi nhà trong khu vực có tồi tàn, lụp xụp, cũ nát, nứt nẻ,…hay không, nếu có thì đây là dấu hiệu của nơi có địa khí xấu, rất cỏ thể về phong thủy đại cục nơi đây đang có vấn đề. Ngược lại, nếu xung quanh ngôi nhà là các công trình kiến trúc bền vững, hoạt động giao thương, xây dựng sầm uất thì đó là ưu điểm lớn.
5. Hình thế xung quanh tránh được các thế xấu
Không hiếm gặp những ngôi nhà ở các đô thị lớn, vì thiếu quy hoạch bài bản nên dễ bị các thế phạm như: khuyết góc, đường đâm, ngõ hẹp, trụ điện trước nhà, hoặc gần chùa, miếu, nghĩa trang,…
Thông thường, những ngôi nhà này đều kén người mua. Chưa chắc tất cả các hình thế này đều là xấu, vì còn phải xét từng hình thế cụ thể, tuổi người ở, tọa độ ngôi nhà,…mới có thể kết luận, tuy nhiên sự thật những thế phạm này đều lành ít dữ nhiều. Vậy nên nếu ngôi nhà không phạm phải các thế xấu như trên, đã có thêm điểm cộng về phong thủy.
6. Lịch sử ngôi nhà không có những câu chuyện đau buồn
Hãy cố gắng tìm hiểu về cuộc sống của những người chủ cũ, khi ở trong căn nhà đó như thế nào. Nếu có những sự việc không hay như: chết chóc, li tán, bệnh tật, phá sản,… thì cần phải dè chừng. Dẫu biết mỗi người ở, phong thủy sẽ tác động không giống nhau, tuy nhiên khi lịch sử ngôi nhà có những chuyện đau buồn, thì phong thủy dễ có vấn đề xấu.
7. Con người xung quanh thân thiện, đời sống dân cư phát triển
Phong thủy tốt luôn cần đảm bảo 3 yếu tố: “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa”. Yếu tố về con người là yếu tố thực tế, gần gũi và không kém phần quan trọng. Bạn sẽ không thể hạnh phúc khi ở trong căn nhà mà bước chân ra đường đã gặp những người mình không thích, vậy nên cần khảo sát về dân cư, lối sống, văn hóa, thể thao, văn nghệ, vui chơi, giải trí,... ở xung quanh trước khi lựa chọn nơi ở.
-
Phương pháp tăng vượng khí cho nhà hẻm cụt, hẻm nhỏ
Nhà hẻm cụt, hẻm nhỏ là các thế nhà thường không có giá trị bất động sản cao vì gặp nhiều bất lợi về vị trí, giao thông, tiện ích,…Đối với phong thủy, liệu đây có phải là các thế nhà xấu?
-
Phong thủy cổng và cửa nên mở ra hay mở vào?
Phong thủy cổng và cửa có nhiều yếu tố cần quan tâm: vị trí, hướng, kích thước, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc. Ngoài ra, còn cần phải chú ý đến việc mở vào trong hay mở ra bên ngoài vì điều này liên quan đến công năng sử dụng lẫn việc thu nạp khí vào...
-
Cách sử dụng hồ lô phong thủy hút tài lộc
Hồ lô là hình ảnh quen thuộc của người dân Việt Nam và cả nhiều nước trên thế giới. Từ xưa cho đến ngày nay, hồ lô luôn là vật phẩm được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực phong thủy.
-
Cải tạo nhà có gây ảnh hưởng về phong thủy không?
Cải tạo nhà là biện pháp tân trang lại căn nhà, nhưng không tốn nhiều thời gian, công sức, chi phí như xây mới. Đa số chúng ta thường nghĩ việc cải tạo nhà tưởng chừng như không gây xáo trộn về phong thủy như xây mới, nhưng điều này không hoàn toàn ...