Tổng thống Emmanuel Macron, 47 tuổi, là một chính trị gia có ảnh hưởng tại châu Âu, trở thành Tổng thống Pháp từ tháng 5/2016.
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 12/4/1973, đến nay đã trải qua hơn 50 năm phát triển với nhiều dấu ấn sâu rộng. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2013 và tiếp tục nâng lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện, mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao vào tháng 10/2024.
Năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đạt 5,42 tỷ USD, tăng mạnh 12,9% so với năm 2023, cho thấy xu hướng phục hồi và mở rộng hợp tác thương mại giữa hai nước. Hiện Pháp là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại châu Âu.
Trong lĩnh vực đầu tư, Pháp đứng thứ 16/147 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với 700 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 3,95 tỷ USD. Ngược lại, Việt Nam có 20 dự án đầu tư tại Pháp với tổng vốn đăng ký 38,93 triệu USD, thể hiện nỗ lực mở rộng sự hiện diện của doanh nghiệp Việt tại thị trường EU giàu tiềm năng.
Đặc biệt, Pháp còn là một trong những nhà tài trợ song phương lớn nhất về vốn ODA cho Việt Nam. Trong giai đoạn 1993-2022, Pháp đã cung cấp và cho vay ưu đãi tổng cộng 16,7 tỷ euro, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực then chốt như: phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp bền vững, công nghiệp xanh và tài chính – ngân hàng.
Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp hiện có khoảng 350.000 người, là một trong những cộng đồng Việt kiều lớn và có ảnh hưởng tại châu Âu. Nhiều chương trình hợp tác về giáo dục đại học, đào tạo nghề, khoa học và công nghệ đang được triển khai hiệu quả. Các trường đại học, viện nghiên cứu hai nước duy trì mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu và trao đổi sinh viên, chuyên gia.
-
Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Việt Nam và Pháp nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, thượng tôn luật pháp quốc tế, giải quyết các thách thức toàn cầu.
-
Pháp hợp tác với Việt Nam thực hiện các dự án giao thông chiến lược
Trưa 21/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Philippe Tabarot, Bộ trưởng phụ trách giao thông (thuộc Bộ Chuyển đổi sinh thái và gắn kết lãnh thổ Pháp) đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Việt Nam làm dự án điện hạt nhân, Pháp ngỏ ý muốn tham gia
Việt Nam khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, với hai nhà máy số 1 và 2 đặt tại xã Phước Hải và Vĩnh Hải. Dự kiến nhà máy đầu tiên vận hành (phát điện) năm 2030, chậm nhất cuối 2031 để đảm bảo cho phát triển kinh tế, xã hội.








-
CEO Techcombank: Việt Nam có thể tăng trưởng 10%
Ông Jens Lottner đánh giá mục tiêu tăng trưởng 10% của Việt Nam là khả thi, nhưng phải trong điều kiện tận dụng chính xác các yếu tố vĩ mô thuận lợi.
-
Doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư hạ tầng
Giải ngân đầu tư công tại Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, song cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết liên quan đến đầu tư công vẫn còn hạn chế.
-
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất đã qua, UOB nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
Trong báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng UOB công bố ngày 8.7, ngân hàng này điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.