Úc và New Zealand là hai nước Đối tác chiến lược của Việt Nam tại châu Đại Dương. Đây cũng là hai thành viên của Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA) vừa được nâng cấp hồi tháng 8/2023.
Chuyến thăm không chỉ thể hiện sự coi trọng của Việt Nam với Úc và New Zealand nói riêng, châu Đại Dương nói chung mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy, tăng cường hợp tác hơn nữa giữa Việt Nam với khu vực, nhất là trong lĩnh vực thương mại.
Úc và New Zealand là hai nước Đối tác chiến lược của Việt Nam tại châu Đại Dương.
Với Úc, kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 13,8 tỉ USD, trong đó xuất khẩu đạt 5,2 tỉ USD và nhập khẩu đạt 8,5 tỉ USD.
Hiện Úc là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác lớn thứ 10 của Úc. Trong đó về nông sản, Úc đã mở cửa cho quả vải, xoài, thanh long, nhãn, tôm đông lạnh của Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, cam, quýt, cherry, nho, đào và xuân đào của Úc đã được cấp phép vào nước ta. Hiện Việt Nam đang thúc đẩy Úc cho phép nhập khẩu chanh leo, bưởi.
Về đầu tư, tính đến hết tháng 12/2023, Úc có 621 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỉ USD, đứng thứ 20/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó tập trung ở các lĩnh vực chế biến, chế tạo, dịch vụ lưu trú, y tế, trợ giúp xã hội và nông, lâm, thủy sản.
Việt Nam có 92 dự án đầu tư sang Úc với tổng vốn đầu tư là 552,7 triệu USD, đứng thứ 11/80, chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, bán buôn bán lẻ, chế biến chế tạo. Tiêu biểu là các dự án của Tập đoàn TH (135 triệu USD), Tập đoàn An Viên (18 triệu USD) ở Bắc Úc, VinFast (20 triệu USD) ở Melbourne, VietJet ký thỏa thuận đầu tư hạ tầng sân bay ở Melbourne...
Với New Zealand, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,3 tỉ USD năm 2023 và đang hướng tới mục tiêu nâng lên 2 tỉ USD trong năm nay.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 14 của nước này. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 13 vào thị trường New Zealand với những mặt hàng như điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, hạt điều, giày dép.
Việt Nam cũng là nhà nhập khẩu đứng thứ 17 của New Zealand cho các sản phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả, gỗ, nguyên liệu phụ liệu dệt may, da giày, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại...
Tính đến tháng 11/2023, New Zealand có 52 dự án đầu tư với tổng số vốn 208,35 triệu USD, tập trung vào các ngành kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản...
-
Thủ tướng: Kinh tế tháng 1 tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực
Sáng 1/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ tháng 1 - tháng đầu tiên của năm 2024.








-
Tập đoàn Trung Quốc thi công cầu Tứ Liên gần 20.000 tỷ ở Hà Nội muốn làm thêm nhiều dự án lớn tại Việt Nam
Tập đoàn này đã tham gia hơn 1.000 dự án tại Trung Quốc và hiện đang tham gia vào các dự án hạ tầng tại Việt Nam như thi công cầu Tứ Liên, Hà Nội.
-
Chính sách công nghiệp phải là đòn bẩy đổi mới sáng tạo và đưa DN vươn ra toàn cầu
Các chuyên gia cho rằng chính sách công nghiệp không chỉ là công cụ kỹ thuật, mà cần trở thành chiến lược quốc gia để khơi thông động lực tăng trưởng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành các doanh nghiệp tư nhân có năng lực cạnh tranh toàn cầu....
-
Quốc hội quyết bỏ án tử hình tội "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ"
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã chính thức được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu tán thành. Trong đó, luật đã bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh như "Tham ô tài sản", "Nhận hối lộ"......