Việc bắt đầu thu phí kỳ vọng vẫn duy trì được lượng khách đông đảo nhờ vấn chuyển nhanh chóng, an toàn.
Theo đó, hành khách có nhiều lựa chọn vé, bao gồm vé lượt, vé ngày, vé 3 ngày và vé tháng với giá dao động từ 7.000 đến 20.000 đồng/lượt. Hành khách mua vé trực tiếp tại ga, nhận mã QR để quét khi qua cổng soát vé.
Nếu thanh toán không tiền mặt, giá vé giảm còn từ 6.000 đến 19.000 đồng/lượt. Hành khách có thể sử dụng thẻ ngân hàng không tiếp xúc như thẻ tín dụng, ghi nợ hoặc trả trước. Từ ngày 24/1, thẻ Napas sẽ được áp dụng, sau đó mở rộng sang các thẻ quốc tế như Visa, JCB, Amex và UPI.
Đối với vé ngày, người mua cần thanh toán 40.000 đồng/vé, không giới hạn lượt đi trong ngày. Khi mua 3 ngày giá sẽ là 90.000 đồng và không giới hạn số lượt đi trong 3 ngày.
Về vé tháng, giá vé cố định là 300.000 đồng/tháng, không giới hạn số lượt đi trong tháng. Riêng sinh viên, giá vé sẽ giảm còn 150.000 đồng/tháng, với đăng ký mở từ ngày 25/1. Từ ngày 15/2, vé tháng có thể liên kết với căn cước công dân, giúp hành khách chỉ cần quét căn cước tại cổng.
Hành khách cũng có thể mua vé qua ứng dụng HCMC Metro, chọn lộ trình, thanh toán và nhận mã QR để sử dụng. Từ ngày 24/1, thanh toán qua ví MoMo sẽ chính thức hoạt động, các ví điện tử khác sẽ được bổ sung sau.
Ngoài ra, hành khách có thể mua vé tại máy POS hoặc chuyển khoản, nhận mã QR để quét tại cổng soát vé.
Những đối tượng được miễn phí đi metro bao gồm trẻ em dưới 6 tuổi (cần có người lớn đi kèm), người cao tuổi trên 60 tuổi, người khuyết tật và người có công với cách mạng.
Theo Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) cho biết kể từ khi chính thức vận hành vào ngày 22/12/2024, tuyến metro số 1 đã thực hiện 5.808 chuyến, phục vụ gần 2,8 triệu lượt hành khách, vượt 247% so với chỉ tiêu ban đầu.
Như vậy, trung bình tuyến metro số 1 đã phục vụ trung bình hơn 20.000 lượt hành khách mỗi ngày. Việc bắt đầu thu phí kỳ vọng vẫn duy trì được lượng khách đông đảo nhờ vấn chuyển nhanh chóng, an toàn. Bởi metro số 1 được xem là giải pháp quan trọng nhất trong việc giảm tải ùn tắc giao thông tại TP.HCM, nhất là các khung giờ cao điểm.
-
TP.HCM lên kế hoạch xây dựng tuyến metro dài gần 49km nối từ trung tâm thành phố đến huyện Cần Giờ. Đây là huyện đảo duy nhất của TP.HCM, nơi đây đang có các dự án “khủng” như siêu đô thị lấn biển, cảng trung chuyển quốc tế đang chờ triển khai có vốn đầu tư hàng tỷ USD.
-
Nóng trong tuần: Giá căn hộ dọc tuyến metro số 1 đã tăng 35-70%
Giá bất động sản dọc tuyến metro hơn 47.300 tỷ đồng ở TP.HCM đang ra sao; Đến năm 2035, TP.HCM sẽ phát triển thêm 355 km đường sắt đô thị; Giá nhà Việt Nam đã gấp 60 năm thu nhập của một người, nhiều hơn mức tăng 20% trong một quý; Bình Định tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho loạt dự án tại Khu kinh tế Nhơn Hội... là những thông tin nóng trong tuần qua.








-
Dự án thép Nam Kim Phú Mỹ sau 2 lần tăng vốn lên 6.200 tỷ, dự kiến hoạt động vào đầu năm 2026
Nam Kim có lần thứ 2 tăng vốn đầu tư cho dự án nhà máy thép tấm lợp Nam Kim Phú Mỹ. Dự án này được triển khai tại Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 - Đại Dương với quy mô 1,2 triệu tấn/năm, thực hiện đến năm 2027....
-
TP.HCM sắp đầu tư 2 tuyến metro đi trên cao trị giá gần 100.000 tỷ đồng
TP.HCM chuẩn bị đầu tư gần 100.000 tỷ đồng để xây dựng 2 tuyến metro đi trên cao dài hơn 50km, kết nối với khu vực Bình Dương cũ.
-
TPHCM: Các khu công nghiệp kỳ vọng thu hút 21 tỷ USD vốn đầu tư trong 5 năm tới
Trong giai đoạn 2025 - 2030, các khu chế xuất và khu công nghiệp TPHCM đặt mục tiêu thu hút đầu tư đạt khoảng 21 tỷ USD.