Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi đang trên đà khởi sắc
Chuyến thăm Senegal và Morocco lần này đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thăm chính thức Senegal kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1969. Đây cũng là chuyến thăm chính thức cấp cao đầu tiên tại Morocco sau 6 năm gián đoạn.
Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia châu Phi đang trên đà khởi sắc. Cụ thể, với Senegal, hai nước thường xuyên phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Cộng đồng Pháp ngữ (Francophonie) và IPU.
Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal trong nửa đầu năm 2025 đã đạt 60 triệu USD, gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước. Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội được kỳ vọng sẽ tạo cú huých lớn cho hợp tác nghị viện và kinh tế song phương.
Với Morocco, sau gần 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên cả ba kênh: Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cả hai bên thường xuyên ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế.
Morocco hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Bắc Phi, với kim ngạch thương mại song phương tăng đều hàng năm. Mục tiêu hai bên hướng đến là nâng kim ngạch lên mức 500 triệu USD trong những năm tới, đặc biệt trong các lĩnh vực: thương mại, đầu tư, nông nghiệp và du lịch.
Với Thụy Sĩ, quan hệ hai nước đã phát triển mạnh mẽ trong hơn 50 năm qua. Thụy Sĩ hiện là đối tác hàng đầu của Việt Nam trong Khối Thương mại Tự do châu Âu (EFTA). Kim ngạch thương mại hai nước năm 2024 đạt 811 triệu USD và chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025 đã đạt 375 triệu USD.
Tổng vốn đầu tư của Thụy Sĩ vào Việt Nam đã vượt 2,1 tỷ USD, xếp thứ 6 trong các nước châu Âu và thứ 20 trong số 147 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Đầu năm nay, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác toàn diện, tạo nền tảng thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn nữa trong giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, văn hóa, du lịch và ứng phó biến đổi khí hậu.
Trong chuyến thăm tại Thụy Sĩ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới lần thứ 6 do IPU tổ chức, đồng thời thực hiện các hoạt động song phương quan trọng. Đây là cơ hội để Việt Nam chia sẻ quan điểm, chính sách, đồng thời thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống nghị viện toàn cầu công bằng, dân chủ và bền vững.
Bên cạnh chương trình nghị sự chính, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam dự kiến sẽ có các cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương với nhiều lãnh đạo nghị viện các nước tại Thụy Sĩ. Qua đó, Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời thúc đẩy hình ảnh Quốc hội Việt Nam hiện đại, đổi mới, chuyên nghiệp và vì dân.
-
Nâng tầm doanh nghiệp Nhà nước: Động lực mới cho kinh tế Việt Nam
Trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế Nhà nước (KTNN), với lực lượng nòng cốt là các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), luôn được Đảng ta xác định là nền tảng vững chắc, giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, trước những biến động nhanh chóng của tình hình kinh tế thế giới, yêu cầu phát triển bền vững, công bằng, bao trùm trong nước, khu vực này đang đứng trước đòi hỏi cấp thiết phải đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
-
Chính phủ đưa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8,3-8,5%
Chính phủ đưa ra con số cụ thể là cả nước cần đạt mức tăng trưởng năm 2025 khoảng 8,3-8,5%, tạo đà, tạo lực, tạo khí thế, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030.
-
Phó thủ tướng đề nghị Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Phó Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác chiến lược về kinh tế, thương mại. Ông đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, tạo thuận lợi hơn trong tiếp cận công nghệ cao.








-
Việt Nam đề nghị Mỹ hỗ trợ trở thành trung tâm công nghệ cao và mắt xích bán dẫn toàn cầu
Chiều 21/7, tại Trụ sở Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định mong muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ cao kh...
-
Tín chỉ carbon là 1 loại tiền tệ, Việt Nam có lợi thế trong cuộc chơi toàn cầu
Bà Betty Palard - CEO công ty ESGs & Climate Consulting nhận định nhận định, cuộc chơi về tín chỉ carbon là của Việt Nam bởi Việt Nam có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này. Người Việt giỏi toán học - một yếu tố then chốt trong việc đo lường và xác mi...
-
Dự án Trạm biến áp 500 kV Vĩnh Yên đủ điều kiện sẵn sàng đóng điện
Hội đồng nghiệm thu cấp chủ đầu tư Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) vừa họp thống nhất dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đường dây đấu nối đủ điều kiện đóng điện giai đoạn 1....