Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ đi qua 20 địa phương có tuyến đi qua
Thông tin này được Bộ Xây dựng xác nhận tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, do Bộ trưởng Trần Hồng Minh chủ trì. Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Trí Đức – Chánh Văn phòng Bộ Xây dựng cho biết, công tác giải phóng mặt bằng đã được tổ chức đồng loạt tại 20 địa phương có tuyến đi qua, bảo đảm điều kiện triển khai thi công quy mô lớn vào đầu năm 2026, sau khi khởi công cuối năm nay.
Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng được kỳ vọng sẽ trở thành tuyến vận tải đa phương thức huyết mạch, kết nối hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Đây cũng là dự án đường sắt điện khí hóa "Made in Vietnam" đầu tiên, đánh dấu bước tiến lớn về công nghệ và nội địa hóa ngành đường sắt.
Dự kiến, tuyến đường sắt này sẽ cho phép tàu chạy tốc độ cao hơn 120km/h, kết nối trực tiếp giữa cửa khẩu Lào Cai, Thủ đô Hà Nội và cảng biển Hải Phòng, ba đầu mối quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng hàng hóa miền Bắc và giao thương quốc tế với Trung Quốc.
Hiện nay, các thủ tục đầu tư, cắm mốc chỉ giới và rà soát tiêu chuẩn kỹ thuật đang được Bộ Xây dựng cùng các bộ ngành liên quan phối hợp thực hiện. Đặc biệt, để triển khai tuyến đường sắt hiện đại này, cần tới hơn 300 bộ tiêu chuẩn mới, bao gồm cả quy chuẩn kỹ thuật về điện khí hóa, kết cấu cầu đường, an toàn vận hành và hệ thống tín hiệu điều khiển.
Theo Nghị quyết 187/2025/QH15 của Quốc hội, dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 419km có điểm đầu tại vị trí nối ray qua biên giới (tỉnh Lào Cai), điểm cuối tại ga Lạch Huyện (Hải Phòng) với tổng vốn 203.231 tỷ đồng (tương đương 8,37 tỷ USD)
Cùng với dự án đường sắt, báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy 19 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đã hoàn thành, đưa tổng chiều dài cao tốc khai thác trên toàn quốc đạt 2.268 km. Ngoài ra, 52 dự án cao tốc khác đang được thi công với tỷ lệ đạt sản lượng trên 70%, thậm chí một số dự án đã vượt mốc 95%.
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành thủ tục khởi công 8 dự án và thông xe tuyến chính một số đoạn thuộc cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021–2025. Tính đến hết tháng 6/2025, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của Bộ đạt gần 23.800 tỷ đồng, tương đương 27% kế hoạch năm, cao hơn mức bình quân chung của các bộ ngành trung ương.
Tuy đạt kết quả tích cực, Bộ trưởng cũng chỉ ra rằng tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Tổng vốn đầu tư công được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng năm nay là 87.199 tỷ đồng, trong đó còn khoảng 63.000 tỷ đồng chưa được giải ngân, tương đương gần 3/4 tổng nguồn vốn.
Ngoài trọng tâm hạ tầng giao thông, năm 2025 cũng là năm Bộ Xây dựng đặt mục tiêu hoàn thành 100.000 căn nhà ở xã hội, hướng đến giải quyết chỗ ở cho công nhân, người thu nhập thấp. Đồng thời, công tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, với 451 thủ tục được rà soát, cắt giảm hơn 3.977 tỷ đồng chi phí tuân thủ.
-
Chính phủ hoan nghênh doanh nghiệp tham gia đầu tư đường sắt bắc-nam tốc độ cao
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp đề xuất làm dự án đường sắt tốc độ cao bắc-nam. Chính phủ kêu gọi và hoan nghênh các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin làm dự án đường sắt tốc độ cao.
-
Tuyến đường sắt tốc độ cao 350km/h sắp chạy qua Gia Lai ở những khu vực nào?
Đường sắt tốc độ cao chay qua địa bàn tỉnh Gia Lai dài khoảng 116km, có điểm đầu tại phường Hoài Nhơn Bắc (ranh giới tỉnh Quảng Ngãi), điểm cuối tại phường Quy Nhơn Tây (ranh giới tỉnh Đắk Lắk).
-
Thời điểm cắm mốc chỉ giới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Theo Bộ Xây dựng, đối với công tác giải phóng mặt bằng của dự án do TP Hà Nội và các địa phương có dự án đi qua thực hiện, cơ bản hoàn thành tháng 12/2026 để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công xây dựng.







