Nếu công ty của bạn đang ở trong giai đoạn khởi nghiệp, những khó khăn về tài chính có thể là điều mà bạn thường xuyên phải đối mặt. Dưới đây là những phương pháp quản lý tài chính để giúp công ty của bạn có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.
1. Duy trì điểm tín dụng
Trong trường hợp muốn vay tiền để phục vụ cho công việc kinh doanh, bạn cần có một số điểm tín dụng đủ tốt. Việc cho các công ty khởi nghiệp vay vốn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với những ngân hàng và công ty cho vay. Vì vậy, họ sẽ dựa vào số điểm tín dụng hiện có của bạn để xác định xem liệu rằng có nên cho bạn vay vốn hay không?
Bạn cần quản lý tốt các khoản nợ, hạn chế nợ xấu và nợ tồn, cùng với đó là tham gia các chương trình để thúc đẩy số điểm tín dụng cá nhân.
2. Sử dụng nguồn vốn cá nhân hiệu quả
Theo thống kê từ trang Entrepreneur, có tới 64,4% các công ty khởi nghiệp sử dụng nguồn vốn cá nhân, qua đó biến đây trở thành nguồn vốn phổ biến nhất. Nguồn vốn cá nhân là một cách tuyệt vời để đưa doanh nghiệp của bạn đi vào hoạt động, nhưng bạn phải sử dụng một cách hiệu quả. Nếu không, nó hoàn toàn có thể gây hại cho cả công ty lẫn chính bạn.
Điều quan trọng cần lưu ý đó là mức phí quá cao. Sử dụng vốn cá nhân cho các doanh nghiệp nhỏ thường liên quan đến việc chuyển những khoản tiền lớn bằng USD, qua đó có thể phát sinh phí cao và tạo ra gánh nặng không đáng có.
3. Xây dựng ngân sách
Cách duy nhất để giữ cho ngân sách của công ty luôn ở mức ổn định là nỗ lực quản lý chúng một cách hiệu quả. Ngay cả những nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu cũng phải học cách xây dựng và quản lý ngân sách bởi điều này sẽ giúp công ty phát triển bền vững hơn. Nếu bạn muốn dẫn đầu, bạn sẽ cần một nguồn ngân sách được duy trì ổn định.
Mỗi doanh nghiệp sẽ cần một loại ngân sách khác nhau tùy thuộc vào quy mô cũng như mục tiêu. Vì vậy, bạn cần thiết lập một bảng cân đối để theo dõi khi sử dụng ngân sách.
4. Tạo lập các quỹ dự phòng
Các chuyên gia của trang Entrepreneur cho biết trong số các doanh nghiệp gặp thất bại trên thị trường bất động sản, có tới 82% trong số đó là không trích lập các quỹ dự phòng. Đại dịch Covid-19 đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng không có điều gì là chắc chắn trên thế giới này. Bất cứ ai muốn tồn tại và đảm bảo khả năng phục hồi sau các đợt suy thoái đều cần có những quỹ khẩn cấp hoặc quỹ dự phòng. Với các công ty khởi nghiệp, việc trích lập quỹ dự phòng là tương đối khó, nhưng điều này không quá quan trọng. Bạn có thể giảm bớt các khoản mục chi tiêu không cần thiết để lấy đó làm quỹ dự phòng cho công ty.
5. Hiểu biết về luật pháp
Để thành lập và vận hành một doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải nắm vững các kiến thức về pháp luật, đặc biệt là về thuế. Trên thực tế, có không ít các công ty từng gặp thất bại khi những người đứng đầu không hiểu biết về các quy định liên quan đến thuế. Để tránh việc công ty bị kìm hãm sự phát triển bởi các khoản thuế hay các bộ luật, những người đứng đầu cần tìm hiểu và bổ sung các kiến thức chuyên môn cũng như cập nhật thường xuyên sự thay đổi của luật pháp.
Quản lý và nắm bắt được tình hình tài chính có thể tạo ra tác động lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp bất động sản. Tất nhiên, luôn tồn tại những khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Ngoài ra, thị trường chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi liên tục. Tuy nhiên, một khi bạn có những hiểu biết nhất định, việc vận hành và phát triển các doanh nghiệp sẽ đơn giản hơn nhiều.
-
Công ty nước ngoài có được phép mua đất tại Việt Nam?
Xin hỏi, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có được phép mua đất tại Việt Nam không?
-
Cách xây dựng doanh nghiệp bất động sản hiệu quả
CafeLand - Thế giới bất động sản vô cùng rộng lớn và bạn không thể hoạt động một cách độc lập trong đó. Thành công trên thị trường này dựa nhiều vào khả năng xây dựng mối quan hệ cũng như làm việc nhóm.
-
Cần lưu ý những gì khi đầu tư vào lĩnh vực khách sạn?
CafeLand - Việc đại dịch đang dần được kiểm soát sẽ giúp ngành du lịch và khách sạn có thể hoạt động trở lại trong tương lai gần. Khi đó, các nhà đầu tư sẽ có thêm lựa chọn trên thị trường bất động sản.
-
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS
Ngày 6/1, Indonesia chính thức trở thành thành viên đầy đủ của BRICS, nhóm các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập BRICS, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chiến lược đối ...
-
9 quốc gia sẽ gia nhập BRICS từ ngày 1/1/2025
Nga vừa công bố danh sách 9 quốc gia chính thức trở thành đối tác của BRICS từ ngày 1/1/2025. Động thái này đánh dấu bước mở rộng quan trọng của khối BRICS, đồng thời mở ra tiềm năng tăng cường hợp tác khu vực và toàn cầu, đặc biệt là với các quốc gi...
-
Hai tỷ phú Ấn Độ rời khỏi câu lạc bộ 100 tỷ USD
Hai tỷ phú hàng đầu Ấn Độ, ông Mukesh Ambani và ông Gautam Adani, đã chính thức rời khỏi câu lạc bộ "centibillionaire" (những người sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD).