Làm thế nào để bạn biết khi nào là thời điểm thích hợp để chuyển từ thuê nhà hoặc sống cùng gia đình sang sở hữu một căn nhà cho riêng mình? Câu hỏi này rất khó trả lời bởi nó phụ thuộc vào điều kiện của từng cá nhân, các mục tiêu dài hạn và được coi là quyết định tài chính lớn nhất cuộc đời của đa phần người dân.
Những câu hỏi gợi ý sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định phù hợp hơn.
Bạn có bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào từng khu vực, thu nhập cần thiết để tham gia vào thị trường nhà ở dao động đáng kể. Bạn nên nói chuyện với các chuyên gia bất động sản và ngân hàng để biết được mức thu nhập, lịch sử tín dụng và khoản tiết kiệm hiện tại có thể giúp bạn đủ chi trả cho một căn nhà hay không.
Một chuyên gia cho biết: “Đừng nản lòng trước khi bạn xem xét ác điều kiện và cho mình một cơ hội. Hãy tìm hiểu mọi cách để giúp bạn đủ tài chính mua một ngôi nhà. Cơ hội có thể rất hẹp nhưng không có nghĩa là không thể”.
Bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu?
Điều quan trọng không kém số tiền bạn kiếm được là cách bạn tiêu số tiền đó.
Hãy theo dõi số tiền bạn dành dụm được vào cuối mỗi tháng để tích lũy đủ cho khoản trả trước cho căn nhà, thường chiếm khoảng 30% giá trị căn nhà. Phần còn lại có thể được trả bằng một khoản vay thế chấp. Theo nguyên tắc thông thường, nếu bạn còn lại vài nghìn đô la sau khi trả hết tiền thuê nhà, các hóa đơn và nhu yếu phẩm khác vào cuối tháng, thì đây là một tín hiệu khá tốt cho thấy bạn có thể sẵn sàng xử lý gánh nặng tài chính khi mua nhà.
Bạn sẽ cần duy trì thói quen này lâu dài để tích lũy đủ khoản trả trước. Càng tích lũy nhiều, bạn càng có cơ hội nhận mức lãi suất tốt hơn từ các bên cho vay thế chấp và giảm khoản tiền phải trả trong suốt thời hạn vay. Tỷ lệ vàng thường là 70% khoản trả trước và 30% từ vay thế chấp.
Bạn sẵn sàng hy sinh những gì?
Quá trình tiết kiệm và sau đó sở hữu một ngôi nhà thường đi kèm với “sự hy sinh” và những thay đổi khác trong lối sống của bạn và cả gia đình.
Mua nhà ở một khu vực phù hợp với mức tài chính đôi khi đồng nghĩa với việc bạn không thể gặp bạn bè ở trung tâm thành phố thường xuyên hoặc mất thời gian và chi phí nhiều hơn cho việc đi lại.
Nếu bạn chuẩn bị mua nhà, hãy xem ngân sách bạn có và cân nhắc liệu bạn có thể cắt giảm chi tiêu ở đâu. Nếu bạn đang sống trong một thị trường cho thuê đặc biệt đắt đỏ, bạn có thể cần chia sẻ chi phí thuê nhà với một người bạn hoặc lựa chọn ở những nơi xa hơn và rẻ hơn.
Các chi tiêu khác bao gồm đi du lịch, mua sắm quần áo mới hay ăn uống tại các nhà hàng sang trọng cũng cần được cắt giảm tối đa để tăng mức tiết kiệm cho việc mua nhà. Và bạn sẽ phải làm điều này liên tục trong khoảng thời gian dài.
Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?
Trái ngược với việc thuê nhà, vốn có xu hướng mang lại cho người thuê sự linh hoạt về nơi ở khi có thể kết thúc hợp đồng thuê vào cuối năm hoặc thông báo trước vài tháng, quyền sở hữu nhà thường đi kèm với một số nghĩa vụ nhất định.
Thời hạn cho các khoản vay thế chấp mua nhà có thể lên đến hàng chục năm. Việc bán nhà sẽ khiến bạn mất một khoản phí không nhỏ cho việc thanh toán khoản thế chấp sớm.
Nếu bạn còn độc thân nhưng lập gia đình là một phần trong mục tiêu của bạn, liệu việc gặp đúng người và kết hôn trong 1 năm tới có làm hỏng kế hoạch mua một căn hộ studio dành cho một người ở hay không? Việc có con trong tương lai gần có khiến bạn cần một căn nhà có diện tích rộng hơn không? Công việc của bạn có thể thay đổi trong vài năm tới và khiến bạn phải chuyển đến một thành phố mới không?
Ngoài những câu hỏi trên, bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ về lý do mua nhà. Đây là quyết định của cá nhân bạn vì những nhu cầu của bản thân, hay là ước mơ “an cư lạc nghiệp” được những người xung quanh nhắc đi nhắc lại, hay là một chiến lược đầu tư? Bạn có đủ nền tảng tài chính vững chắc để mua nhà hay đang mắc chứng FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ)?
“Nếu bạn có những lý do chính đáng, bạn sẽ đủ can đảm và lòng tin để theo đuổi và đáp ứng những yêu cầu tài chính khó khăn giúp bạn sở hữu ngôi nhà của riêng mình”, một chuyên gia nói.
-
Giá nhà lên cao, người trẻ nên mua nhà hay thuê?
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nhiều chuyên gia dự đoán thế hệ trẻ sẽ không bao giờ mua nhà. Xét trong bối cảnh thực tế hiện nay, dự đoán này không hẳn đúng, bởi mặc dù giá nhà đất, lãi suất tăng cao nhưng nhu cầu về nhà ở vẫn còn rất lớn.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....