Cập nhật 01/10/2012 4:21 PM
Những người máy mà TOYOTA giới thiệu tại Triển lãm máy móc y tế phúc lợi quốc tế lần thứ 39 H.C.R.2012 có thể hiểu được khẩu lệnh qua giọng nói, khá hữu ích cho ngành y tế.

Theo thời báo Nikkei BP, Toyota đang nghiên cứu phát triển người máy hỗ trợ con người (HSR-Human Support Robot) ở “Triển lãm máy móc y tế phúc lợi quốc tế lần thứ 39 H.C.R.2012” từ ngày 26-28 tháng 9 năm 2012 tại trung tâm triển hội quốc tế Tokyo. Robot này được tham khảo từ các động tác của các hộ lý, có thể bổ trợ sinh hoạt của người già hay người tàn tật, bại liệt. Ngoài ra, khi nói với nó “mang khăn mặt đến”, nó sẽ tự đi lấy khăn mặt được đặt tại một vị trí chỉ định.

Trừ động tác kiểu “lấy đồ vật” ra, còn có thể thực hiện các động tác như “nhặt các đồ vật rơi trên sàn mang tới”, “hút nhặt các vật mỏng rơi trên nền mang đến” và “mở rèm cửa sổ”.

HSR hoạt động do 2 bộ thu nhập hệ thống tín hiệu. Một bộ dùng để nắm bắt hình thù không gian căn phòng và các vật dụng được bày đặt cũng như điều kiện môi trường trong phòng đó. Để làm được điều này robot được “tích hợp” đầu kính camera lập thể và đầu cảm biến cự ly hình ảnh giúp nó nắm bắt được các điều kiện trên (hình 3). Một bộ còn lại dùng để thu nhận dữ liệu chỉ lệnh của người dùng. Có hỗ trợ nhiều kiểu chỉ lệnh. Cụ thể bao gồm: (1) chỉ lệnh ngôn ngữ, (2) chỉ lệnh nhập từ máy tính bảng, (3) chỉ lệnh từ tay cầm điều khiển (phương diện này chưa được công khai động tác thực).

H1. Robot nghe lệnh từ máy tính bảng hay từ ngôn ngữ mà tiến hành động tác

H2. Thân máy có thể lên xuống. Vai tay có thể điều chỉnh phạm vi từ 506mm-1006mm

H3. Ở hai mắt, tích hợp ống kính camera. Trên mắt kính có phần màu xanh đó là cảm biến hình ảnh

Khi lấy khăn mặt, trước tiên Robot dùng camera lập thể và bộ cảm biến hình ảnh thu thập tham số hình dạng căn phòng, vị trí giá khăn, vị trí khăn…Lúc này, mỗi một đối tượng như khăn, đồ dùng gia đình, ví tiền…đều được dán lên một mã số như kiểu mã QR. HSR sẽ đem những đối tượng đánh dấu này so sánh, nắm bắt vị trí đồ vật cần lấy. Ví dụ như, robot sẽ nắm bắt vị trí khăn mặt ở giá số 1 từ dưới lên trên ngăn thứ 4 bên phải (bởi vì, nếu khăn ở vị trí khác thì sẽ không lấy được). Người dùng nói với HSR “lấy khăn ra đây” robot sẽ thu thập chỉ lệnh âm thanh, rồi y theo các bước lập trình và vị trí khăn mà đi lấy mang lại (hình 4). Chỉ lệnh này có thể cho phép chính xác mở mức tương đối. ví dụ như không nói “mang đến”, mà nói “mang” và “lại đây” HSR cũng sẽ hiểu được.

Hơn nữa, khi nhặt vật bị rơi, bởi vì vị trí vật bị rơi chưa được lập trình sẵn, do đó không dùng chỉ lệnh ngôn ngữ mà dùng máy tính bảng nhập lệnh vào. Ví dụ, khi nhặt lên cái điều khiển từ xa, thông qua màn hình thao tác máy tính bảng, di chuyển robot tới sao cho chiếc điều khiển nằm trong tầm quan sát của HSR. Camera lập thể đồ họa sẽ hiển thị trên máy tính bảng. Sau đó, thông qua màn hình cảm ứng trên máy tính bảng, nhấn chọn chiếc điều khiển là đối tượng lựa chọn, rồi ấn nút “nhặt lên”, HSR sẽ bắt đầu thực hiện động tác nhặt chiếc điều khiển lên (hình 5).

H4. Động tác robot gắp hộp có chứa khăn trên giá
ngoài hộp đều có dán các mã để cho robot hiểu bên trong đó đựng thứ gì

H5. Động tác nhặt chiếc điều khiển. Do hình dung được hình dáng chiếc điều khiển nên robot rất dễ nhặt

Do phải lập trình trình tự động tác cũng như vị trí vật thể, do đó nó có thể tự động mang đồ vật đến tận tay cho người dùng (hình 6). Về sau, Toyota sẽ tận lực bỏ đi các mã dán trên đồ vật, để cho HSR có thể nắm bắt được hình dạng và màu sắc, thông qua việc tìm kiếm trong phòng tìm được đồ vật cần mang lại cho người dùng.

H6.Do đã quan sát được vị trí người dùng nên nó có thể đưa điều khiển tới tận tay người dùng
Người dùng cầm lấy điều khiển, tay robot sẽ bỏ chế độ kẹp

Theo eChip
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.