Khi được hỏi, 40% các nhà lãnh đạo trẻ cho rằng điện thoại di động là công nghệ quan trọng nhất cho doanh nghiệp trong thế kỉ 21 (điện toán đám mây đứng thứ hai ở mức 13%). Một doanh nhân cho biết: “Bây giờ, mọi thứ đều ở trên tay tôi và tôi có thể hoạt động liên tục”. Trong khi đó, một người khác khẳng định “smartphone nhắc nhở tôi tất cả mọi chuyện cần làm và giúp tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng”.
Kết quả cuộc khảo sát ảnh hưởng của smartphone cho thấy nó đã thay đổi hành vi của người dùng ở mức đáng kinh ngạc, không chỉ ở tâm lí mà còn ở hành vi.
Trước tiên, chúng ta không còn nhớ bất cứ điều gì nữa: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta ngày càng có xu hướng tìm kiếm thông tin từ Google và những công cụ tìm kiếm hơn là nhớ thông tin như trước đây, khi điện thoại và internet chưa phát triển. Các ứng dụng mỗi ngày một phát triển và đơn giản hóa hơn nên người dùng không cần nhớ tên đồng nghiệp, địa chỉ một nhà hàng, hay những kế hoạch cần phải làm. Mọi thứ đã có smartphone “nhắc nhở”.
Thứ hai, chúng ta đang đánh mất nhiều cơ hội của bản thân. Khi số người dùng smartphone toàn cầu vượt quá con số 1 tỷ, chúng ta sẽ bị kẹt trong một tình huống đáng sợ: bẫy ngược. Một doanh nhân trẻ nhận xét: “Mọi thứ trở nên quá lố bịch… Tôi dành nhiều thời gian sử dụng facebook để liên lạc với mọi người hơn là gặp gỡ họ. Không những tôi, mà bạn bè, đối tác và những người đồng nghiệp đều mong muốn nhận được hồi âm ngay lập tức. Chính điều này khiến tôi trì hoãn kế hoạch quan trọng cho đến lúc không thể”.
Smartphone khiến người dùng ngày càng trở nên thụ động hơn. Ảnh: dailyspost
Những chức năng thông minh của điện thoại như: đặt phòng khách sạn, kiểm tra giờ mở cửa, hướng dẫn lái xe, lên lịch hoạt động… sẽ khiến cho chúng ta được lập trình như một cái máy. Một chuyên gia tư vấn tổng kết: "Tôi bây giờ trong tình trạng mặc định tất cả các công việc mà không thể thay đổi!”.
Cuối cùng, chúng ta bị “lạc” giữa những thông báo vô ích. Chúng ta sẽ phải sử dụng các ứng dụng mới hơn và nhiều hơn. Điều đó sẽ mang lại rất nhiều phiền toái, nhất là thư rác. Những nhà cung cấp ứng dụng sẽ liên tục gởi thông báo để lôi kéo chúng ta sử dụng ứng dụng của họ. Những “cú thúc kỹ thuật số” này sẽ khiến chúng ta mất tập trung và lãng phí rất nhiều thời gian.
Các nhà tâm lí học đã chỉ ra rằng nhận thức của con người rất hạn chế. Chúng ta chỉ có thể tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm mỗi ngày. Chúng ta cứ liên tục nhận được những thông báo của Facebook, Twitter, LinkedIn, và thông báo từ các ứng dụng khác sẽ làm phân tán sự chú ý và dẫn đến hậu quả chúng ta không thể tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Lời khuyên đưa ra: Hãy tăng cường sử dụng bộ nhớ hàng ngày, chuyển sang offline vào những thời điểm nhất định và sử dụng chức năng phân loại thông báo để vô hiệu hóa những thứ không cần thiết… nếu không muốn trở nên “ngu ngốc vì smartphone”.
-
9 mẹo sạc smartphone nhanh nhất có thể khi khẩn cấp
24/10/2019 8:43 AMTrong trường hợp phải ra ngoài gấp nhưng điện thoại lại hết pin, người dùng cần sử dụng những mẹo sau để sạc smartphone nhanh nhất có thể.
-
8 thiết bị đơn giản biến nhà bạn thành smarthome
23/10/2019 1:12 PMChỉ với vài trăm nghìn đồng, bạn đã có thể điều khiển các thiết bị trong nhà bằng smartphone.
-
Hiểm họa từ những chiếc smartphone rởm giá rẻ
19/08/2019 3:34 PMCác nhà nghiên cứu cho biết bên trong những chiếc điện thoại rởm giá rẻ là hàng loạt lỗ hổng bảo mật, những phần mềm độc hại và một hệ điều hành lỗi thời.
-
Làm sao để bớt phụ thuộc vào smartphone?
19/08/2019 10:47 AMMột thành viên diễn đàn Reddit tên mukalodric đã chia sẻ một số cách thú vị giúp bạn sử dụng smartphone ít hơn.
-
Canon, Nikon và các nhà sản xuất camera Nhật “vật lộn” giữa kỷ nguyên smartphone
19/08/2019 9:30 AMĐiện thoại thông minh đã đặt sức mạnh chưa từng có vào tay người dùng. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhiếp ảnh gia mà không cần tới chiếc máy ảnh đắt tiền. Thực tế ấy khiến một đối tượng không thể vui vẻ: các hãng sản xuất máy ảnh.
-
Người này kiếm tỷ USD nhờ kiểm tra viên pin trên smartphone của bạn
14/08/2019 3:40 PMÔng Cao Ji đã thành lập Zhejiang Hangke Technology, chuyên kiểm tra độ an toàn của pin lithium-ion 35 năm trước và trở thành tỷ phú với khối tài sản 2,2 tỷ USD.