Ông Nguyễn Hòa Bình hiện là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghệ NextTech, người tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam mùa thứ ba trong vai trò nhà đầu tư. Ông có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp.
WeWork là công ty chia sẻ văn phòng đình đám tại Mỹ. Startup được định giá lên đến 47 tỷ USD, đã huy động được 12,8 tỷ USD tiền mặt và liên tục thua lỗ. 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đã “đốt” 1,3 tỷ USD. Vài tuần gần đây, giá trị của WeWork liên tục rớt thảm hại, từ 47 tỷ xuống còn chưa đến 10 tỷ USD và phải hủy IPO.
WeWork là điển hình của nhà đầu tư làm “hư hỏng” startup
Phân tích về trường hợp của WeWork, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng đây là điển hình của việc các nhà đầu tư rót vốn rồi làm “hư hỏng” startup. Ông cũng nhắc đến một trào lưu các nhà đầu tư đổ xô đi rót vốn vào các doanh nghiệp công nghệ để kiếm siêu lợi nhuận, là nguồn cơn để thổi phồng WeWork.
Shark Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Shark Tank Việt Nam. |
Theo Chủ tịch NextTech, các startup công nghệ có vẻ đẹp rất riêng và thường mang lại giá trị lớn nếu thành công.
Ông dẫn ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất hàng hóa, khi bán càng được nhiều hàng thì chi phí bỏ ra cũng tăng theo tương ứng. Ví dụ như bán thêm một chiếc ôtô thì giá thành nguyên vật liệu và chi phí bán hàng cũng tăng theo, tỷ suất lợi nhuận vẫn là một đường đi ngang.
Một Startup công nghệ có thể chỉ mất phần lớn chi phí ở khâu R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm). Nếu thương mại hóa thành công thì doanh thu tăng bao nhiêu thì chi phí sẽ không tăng tương ứng, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng đều.
Ví dụ đơn giản Microsoft đầu tư 1 tỷ USD để phát triển một phần mềm, nếu bán được doanh thu 2 tỷ USD thì tỷ suất lợi nhuận là 50%, nhưng nếu bán được nhiều lên đến 5 tỷ USD thì chi phí vẫn là 1 tỷ USD hoặc cao hơn một chút, tỷ suất lợi nhuận tăng lên đến 80%.
“Khi đạt được điểm bùng phát nhất định, doanh thu tăng phi mã, nhưng chi phí không tăng tương ứng. Điển hình như Microsoft bán thêm được bản phần mềm nào, cho thuê được tài khoản điện toán đám mây nào thì càng nhiều lợi nhuận, trong khi chi phí nghiên cứu ban đầu vẫn giữ nguyên”, ông nói.
Do đó, Shark Bình nhấn mạnh các startup công nghệ nếu thành công thường siêu lợi nhuận. Điển hình như 10 công ty lớn nhất hiện nay thì có tới 8 công ty là công ty công nghệ.
Chính siêu lợi nhuận khi đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ dẫn đến một làn sóng các nhà đầu tư tìm kiếm các startup dạng này để rót vốn. WeWork là một ví dụ khi có sự tăng trưởng thị phần chóng mặt tại Mỹ. Doanh nghiệp nhận được trên 12 tỷ USD trong các vòng gọi vốn, đủ thấy sự hấp dẫn mà các nhà đầu tư đánh giá về mặt lý thuyết ra sao.
Tuy nhiên, chính việc kêu gọi vốn dễ dàng, có quá nhiều tiền khiến các startup “hư hỏng” khi không chú trọng đến nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới sáng tạo.
CEO WeWork Adam Neumann bị chỉ trích quản lý kém, phung khí tiền bạc vào máy bay cá nhân và các bữa tiệc xa hoa. Ảnh: Getty Images.
Bán lỗ để chiếm thị phần thì không bền vững
“Việc được rót nhiều vốn khiến nhiều người hoa mắt. Khi có một người đứng sau bảo startup hãy tiêu tiền đi, tiêu một cách thoải mái thì họ sẽ rất dễ hư hỏng và không chú trọng kinh doanh”, ông Bình nói.
Vị CEO phân tích khi có quá nhiều tiền, startup sẽ tìm cách nhanh chóng để có được thị phần. Cách nhanh chóng nhất thường được lựa chọn là bán dưới giá vốn, khuyến mại tràn lan.
“Thường thì bán lỗ, buôn ngược sẽ tăng thị phần rất nhanh. Sau đó, họ chiếm được thị phần rồi sẽ tăng giá lấy lời. Khi đó, người tiêu dùng lại bỏ đi. Đấy cũng là thực tế mà nhiều startup công nghệ Việt Nam hiện nay đang làm. Điều này là phi kinh tế thị trường”, ông nói.
Shark Bình cho rằng sự phát triển theo kiểu bán lỗ để chiếm thị phần là không bền vững, trong ngắn hạn làm hỏng startup, mà làm hỏng cả thị trường.
Về phía startup, đổi mới sáng tạo là bản chất của các doanh nghiệp công nghệ. Tuy nhiên, khi kêu gọi rót vốn, nhiều người thường không chú trọng đến nhiệm vụ quan trọng nhất là tạo ra các sản phẩm tuyệt vời cho xã hội, xử lý các vấn đề xã hội.
WeWork đã hoãn IPO và nhiều chuyên gia tài chính nhận định startup này có thể sẽ sớm phá sản. Ảnh: CNN.
“Khi đó cuộc chơi là của dân tài chính với các vòng gọi vốn. Càng gọi vốn nhiều thì lại càng phải đốt nhiều để có thị phần, và như thế lại càng không bền vững”, ông phân tích.
Về phía khách hàng và thị trường, ông Bình cho rằng cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đó, khi startup đốt tiền dưới giá vốn, làm triệt tiêu các đối thủ cạnh tranh, phi thị trường, và ngày càng độc quyền.
Trong khi đó, khách hàng lại quá quen với giá rẻ khi được khuyến mại dưới giá vốn nên cũng bị ảo tưởng theo. Khách hàng sẽ không chấp nhận trả giá đúng với thị trường. Tuy nhiên, khi các đối thủ cạnh tranh bị triệt tiêu, chính khách hàng lại là người chịu thiệt, nhận nguy cơ bị tăng giá trong tương lai.
“Bản chất của công nghệ là tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp. Nếu theo mô hình của WeWork sẽ tạo ra hệ lụy cho nền kinh tế thị trường, cho khách hàng. Người tiêu dùng và cơ quan quản lý cần nhìn vào điều này để có một bài học. Đằng sau sự thật thì 2-3 năm nữa thị trường sẽ ra sao?”, ông Bình nêu quan điểm.
-
Shark Tank: Shark Hưng dùng 10 tỷ để "mua tương lai" khi có mạng 5G và internet vệ tinh
19/07/2021 8:43 AM"Khi 5G ra đời, internet vệ tinh sẽ là nền tảng ủng hộ cho 3D. Lúc đó chúng ta sẽ bùng nổ", shark Hưng kỳ vọng về startup mà shark đầu tư.
-
“Cá mập” Shark Tank tranh nhau siêu phẩm giải cứu ô tô mùa lụt
17/05/2021 4:12 PMĐây là dự án hiếm hoi thu hút được sự quan tâm chú ý của 4 trên tổng số 5 “cá mập” tại chương trình truyền hình Shark Tank - Thương vụ bạc tỷ.
-
Shark Liên cạo đầu, tuyên bố: "Là phụ nữ, nhất định phải cạo trọc đầu một lần trong đời!"
25/01/2021 9:16 AM"Một cảm giác của sự tự do, sự tự tin và sức mạnh "thật đó". Các bạn có dám thử sức với hình ảnh này để bước ra ngoài không? Là phụ nữ nhất định phải cạo trọc đầu một lần trong đời!", Shark Liên chia sẻ kèm hình ảnh mới nhất của bản thân với mái đầu trọc.
-
Sáng chế dụng cụ cắt tóc tại nhà, cô gái gốc Việt được mời lên Shark Tank Mỹ, gọi vốn 200.000 USD
23/09/2020 3:39 PMKhông chỉ là nhà sáng lập CreaClip, hiện Mai Lieu còn là nhà đầu tư, nhà tư vấn cho các startups và người trẻ tại Mỹ.
-
Shark Đỗ Liên đầu tư triệu USD cho startup ngoài chương trình Shark Tank
23/07/2020 11:16 AMCafeLand - 5 startup ngoài chương trình Shark Tank vừa nhận được khoản đầu tư lớn từ bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Đỗ Liên) - nhà sáng lập ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN thuộc Công ty bảo hiểm Viễn Đông (VASS) sau khi chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) mùa 3 kết thúc. Các startup này thuộc lĩnh vực giáo dục, công nghệ, nông nghiệp.
-
Shark Việt lấn sân mảng thực phẩm sạch, rót 5 tỷ đồng vào startup nông nghiệp hiếm hoi có lãi trên thị trường
09/06/2020 4:26 PMVừa khởi động lại "trạng thái bình thường mới" sau dịch Covid-19, Shark Nguyễn Thanh Việt, Chủ tịch Intracom Group đã ký kết đầu tư vào DalatFoodie, một startup chuyên cung cấp thực phẩm hữu cơ từng xuất hiện trong chương trình Shark Tank Việt Nam.