Giờ đây, ngay cả những người trẻ cũng có thể nghỉ hưu thoải mái nếu có 1 triệu USD trong ngân hàng. Tất cả mọi điều phải làm là bắt đầu sớm, dành ra một chút ít thời gian cân nhắc danh mục đầu tư và tránh bị ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư tài chính luôn lo lắng làm sao không bị mất tiền.

Giống như mọi việc khác, để làm giàu từ khi còn trẻ, cần biết cách vượt qua rào cản.

Ít nhất, đó cũng là thông điệp của William Bernstein, đồng sáng lập công ty quản lý đầu tư William Bernstein, người gần đây đã xuất bản cuốn: “Cách để người trẻ từng bước làm giàu”.

Nó đã thực sự tạo tiếng vang. Cuốn sách, được up miễn phí trên website riêng của ông và bán với giá 99 cent trên Amazon, đang được độc giả săn đón, và trên một chuyên mục của Thời báo New York đã có tên của ông trên top đầu danh sách những cuốn sách nhận được nhiều phản hồi email nhất.

Mối quan tâm lúc đó dường như là việc những người già chia sẻ suy nghĩ với các thành viên trẻ trong gia đình họ thế nào cũng như sự lo lắng về nguồn sống lúc về hưu, Bernstein nói với Business Insider. “Tất nhiên, những gì tôi thực sự muốn làm khi đó”, ông nói, “là trút giận lên một hệ thống phúc lợi đã khiến chúng tôi phải làm những công việc được trả lương thấp, con cái không được học hành đầy đủ, và tương lai bấp bênh khi về già”.

Vậy làm sao để giàu lên từng bước? Một số lời khuyên của Bernstein, trích xuất từ cuốn ebook với sự cho phép của ông:

Bạn sẽ tin tôi nếu tôi nói với bạn rằng đó là một chiến lược đầu tư mà một đứa bé 7 tuổi cũng có thể hiểu và bạn chỉ cần bỏ ra 15 phút làm việc mỗi năm, và lợi nhuận mang lại thì hơn tới 90% so với các nhân viên tài chính chuyên nghiệp, điều này rồi sẽ làm bạn trở thành triệu phú?

Ồ, đó là thật đấy, và cách làm là: Bắt đầu bằng việc tiết kiệm 15% lương tháng của bạn từ tuổi 25 và cất nó vào một hoặc một vài tài khoản, dành những khoản tương đương để gửi vào một trong các loại quỹ như quỹ chỉ số thị trường chứng khoán tổng hợp, quỹ chỉ số thị trường trái phiếu tổng hợp.

Theo thời gian, các loại quỹ này sẽ lớn dần lên, và một năm một lần, bạn sẽ điều chỉnh lượng tiền trong từng quỹ sao cho chúng lại trở lại bằng nhau.

Nếu bạn có thể tuân theo quy tắc đơn giản này trong suốt sự nghiệp của bạn, bạn cũng có thể được sánh ngang vớ các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Quan trọng hơn, bạn sẽ kiếm đủ tiền cho một cuộc sống thoải mái khi về già.

Nhưng vấn đề là bạn vẫn thấy không tự tin.

Nhiều người trẻ tin rằng họ không có phúc lợi xã hội khi về già, và đó là lý do chính khiến họ không cảm thấy thoải mái như cha mẹ họ.

Lý do thực sự vì sao bạn lo lắng khi về hưu thường là dựa vào khoản tiền của cha mẹ bạn, vốn sẽ cung cấp một nguồn thu nhập ổn định cho cuộc sống, cũng sẽ ra đi khi họ về thế giới bên kia. Vậy ai sẽ là người lấp khoảng trống mà họ để lại. Trừ khi bạn làm việc chăm chỉ và có mục đích, nếu không, con cái bạn sẽ đói bụng và ngủ dưới gầm cầu khi trời mưa.

Và vấn đề quan trọng ở đây vẫn là chữ “Nếu” trong câu “nếu bạn có thể tuân theo quy tắc đơn giản này”, bởi, bạn biết đấy, đây không phải là một chữ “nếu” bình thường.

Thời gian đầu, việc duy trì tiết kiệm 15% khoản thu nhập của bạn để đưa vào một số loại quỹ chỉ số nói trên nghe chừng có vẻ dễ, nhưng đúng là nếu nói bạn có thể làm điều đó đơn giản và dễ dàng giàu có khi về hưu thì cũng giống như nói bạn sẽ đẹp hơn khi ăn ít và luyện tập nhiều hơn.

Mọi người béo lên vì họ thích ăn pizza hơn rau quả cũng như muốn đi xem bóng đá hơn là đến phòng tập hay chạy bộ vài dặm. Ăn kiêng cũng giống như kinh doanh tưởng chừng đơn giản, nhưng không dễ dàng chút nào (tôi biết, vì tôi đã có chút thành công trong công việc của mình hơn là ăn kiêng).

Nhờ vào khoản lương hưu của bố mẹ bạn, có thể giải quyết được gần như mọi khoản chi phí cần thiết, nhưng nếu không có nó, trách nhiệm sẽ đặt lên vai bạn. Trên thực tế, lương hưu của họ là một khoản tiền có hạn, nhưng bạn biết đấy, chỉ trừ những người may mắn nhất, như các lãnh đạo công ty hay quan chức quân đội, ngược lại, các khoản tiền này không phải là quá béo bở.

Điều tồi tệ là gần như không thể tránh khỏi việc mọi người cố gắng tiết kiệm và đầu tư cho tuổi già, và bạn cần tránh có những suy nghĩ tiêu cực về điều này. Để hạn chế, có 5 rào cản, bạn sẽ phải vượt qua nếu muốn lo cho tuổi già của mình:

Rào cản thứ nhất

Mọi người chi tiêu quá nhiều. Họ muốn có chiếc iPhone mới nhất, bộ quần áo thời trang nhất, chiếc xe đời mới nhất, hay một kỳ nghỉ ở Cancun. Giả sử bạn kiếm được 50.000 USD/năm, 15% số đó chỉ 7.500 USD, hay 625 USD/tháng.

Trong thời đại ngày nay, có một tỷ lệ tiết kiệm dường như rất ít, và nó có thể bị cắt bỏ bất cứ lúc nào chỉ đơn giản bởi bạn kéo dài danh sách các khoản chi tiêu vô bổ, mỗi khoản đó có thể lấy đi trong tài khoản tiết kiệm của bạn 100 USD mỗi tháng: một cốc cà phê hạng sang mỗi ngày, một gói dịch vụ cáp đắt đỏ, một căn hộ tiện nghi, một chiếc váy hay một đôi giày chơi quần vợt mà bạn thực sự chưa cần đến, những bữa ăn tại các cửa hàng sang trọng, một chiếc smartphone mới ra. Có thể chưa đến mức bạn không thể sống được nếu thiếu chúng, nhưng bạn vẫn muốn có chúng trong tay.

Cuộc sống không có những thứ này dường như không đầy đủ, nhưng nếu bạn lao vào đó, sẽ thực sự là thảm họa. Bạn có thể tiết kiệm được 625 USD bằng cách lựa chọn sống với một người bạn nào đó, thay vì đi thuê một căn hộ riêng.

Giả sử bạn có thể tiết kiệm đủ tiền. Bạn không còn lo lắng về nhà ở và hay hóa đơn thanh toán nữa. Bạn vẫn còn 4 rào cản nữa phải vượt qua.

Rào cản thứ hai

Bạn cần hiểu đúng về những khoản tiền cần chi tiêu. Cố gắng tiết kiệm và đầu tư mà không quan tâm đến trau dồi lý thuyết và thực hành về tài chính cũng giống như học bay mà không nắm được những kiến thức cơ bản về động lực học, hệ thống động cơ, khí tượng học và quản trị rủi ro đường không. Có thể, nhưng tôi không khuyến khích bạn làm như vậy.

Tôi cũng không nói bạn phải kiếm một tấm bằng MBA hay thậm chí đọc một tài liệu tài chính cao siêu. Bản chất của khoa học tài chính, thực tế, là khá đơn giản và không khó để hiểu, nếu bạn biết cách học, nó sẽ rất dễ dàng (tôi sẽ nói với bạn chính xác nên tìm nó ở đâu).

Rào cản thứ ba

Học các kiến thức cơ bản về lịch sử thị trường và tài chính. Không giống như các rào cản ở trên, nếu học nó cũng như học cách bay, thì học lịch sử kinh doanh cũng giống như đọc các tài liệu về môn học này, điều mà mọi phi công thường phải làm.

Nhà đầu tư mới thường bị mất phương hướng và bối rối bởi các rối loạn thị trường và khủng hoảng kinh tế. Đây là bởi anh ta/chị ta không nhận ra rằng không có gì mới cho một lối thoát.

Một câu nói của Mark Twain thường bị hiểu sai, đó là “Lịch sử tự nó không lặp lại, nhưng nó cần được thừa nhận”. Điều này đúng với lĩnh vực tài chính. Nếu bạn không thừa nhận lịch sử, bạn sẽ thất bại. Bạn biết là, không có gì có thể khẳng định một cách dễ dàng hơn khi nói: “Tôi đã xem bộ phim này rồi (hoặc ít nhất tôi cũng đã đọc thuyết minh phim), và tôi biết nó kết thúc như thế nào”.

Rào cản thứ tư

Vượt qua kẻ thù lớn nhất của mình – chính là bạn – là một nhiệm vụ khó khăn. Hiểu được điều này, loài người được sinh ra đơn giản không phải để giải quyết những rủi ro trong lâu dài. Trải qua hàng trăm năm tiến hóa, và hàng trăm triệu năm phát triển của động vật, chúng ta đã nhận thức được những rủi ro trong cuộc sống hàng ngày, từ tiếng kêu của rắn, tia chớp của đêm và những vạch vàng trong tầm nhìn ngoại vi.

Chúng ta chắc chắn sinh ra không phải chỉ để lo nghĩ về các vấn đề của tài chính, vốn đã kéo dài hàng thập kỷ. Nên biết rằng, có thể bạn nhiều lần mất những khoản tiền lớn trên sàn chứng khoán, nhưng chúng thường chỉ là những biến cố ngắn hạn, những khoản mất mát tựa như rắn với hổ. Rủi ro thực sự bạn phải đối mặt là một ngọn núi lớn trong cuộc sống hiện đại: không thể duy trì kỷ luật tài chính dài hạn nghiêm ngặt trong tiết kiệm và đầu tư.

Rào cản thứ năm

Là một nhà đầu tư, bạn phải nhận ra những con quái vật nào trong ngành tài chính. Chúng biến hóa rất tài tình, chúng trông không giống quái vật, thay vào đó, chúng xuất hiện dưới dạng những người ở rất gần xung quanh. Hầu hết các nhà tài chính lão luyện không nhận ra rằng, họ đã mất đi nhiều phẩm chất mà người ta gọi là đạo đức, bởi vì họ vẫn phải làm công việc của họ. Nhưng nếu họ có thể lòe người khác và thậm chí là chính họ, bạn hãy chắc chắn đừng để họ làm như vậy với họ.

Chỉ khi bạn vượt qua được 5 rào cản này, bạn sẽ thành công với chiến lược 3 quỹ mà tôi đã nói ở trên.

Cẩm Thịnh (Bizlive)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.