Linh cho biết: "Với Facebook, mình có thể tự quảng bá sản phẩm, không mất tiền thuê quảng cáo. Khách hàng có thể nhanh chóng cập nhật và xem sản phẩm trước khi đến cửa hàng. Ngoài ra, bán hàng qua mạng giúp mình có thể tiết kiệm khoản phí không nhỏ thuê mặt bằng, nhân viên hay các dịch vụ phát sinh".
Khách hàng ban đầu chủ yếu là bạn bè, người quen, rồi nhờ người này giới thiệu cho người kia, khách hàng ngày càng đông. Lúc đó, Yến Linh mới quyết định kinh doanh một cách bài bản. Linh vẫn giới thiệu sản phẩm trên Facebook, đồng thời cũng trưng bày tại nhà để khách có thể tới xem và thử trước khi quyết định mua.
Xác định đối tượng khách hàng chủ yếu của mình là dân văn phòng, không có nhiều thời gian để tới nhà xem và thử đồ, Linh thuê hẳn một nhân viên chuyên giao hàng tận nơi cho khách. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên sự tin tưởng và hài lòng nơi khách hàng.
Đầu năm 2013, Linh chính thức thôi việc ở công sở. Linh chia sẻ: "Khi bắt tay vào làm, tôi nhận ra việc kinh doanh của mình có nhiều tiềm năng và có thể phát triển thêm nếu mình dành thời gian, tâm huyết và công sức cho nó.
Tôi muốn mở cửa hàng để khách hàng hoặc mua trực tuyến, hoặc tới trực tiếp xem sản phẩm và mua". Dù là cửa hàng trên mạng xã hội nhưng Yến Linh vẫn đăng ký giấy phép kinh doanh và nộp thuế như các công ty hay cửa hàng khác.
Theo cô chủ nhỏ này, một khi đã xác định làm ăn lâu dài thì mình phải có trách nhiệm với khách hàng. Tâm lý của người Việt vẫn chưa quen với việc mua hàng trực tuyến nên việc đăng ký giấy phép kinh doanh là một cách để củng cố lòng tin của khách hàng.
Sau hơn một năm bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, hiện tại, ngoài bán song song trên mạng và tại cửa hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Linh đang tìm kiếm mặt bằng để mở cửa hàng thứ hai.
Yến Linh tự tin: "Mỗi tháng, không chỉ lo lợi nhuận của cửa hàng mà tôi còn phải lo cuộc sống cho năm nhân viên. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tôi hoàn toàn tin tưởng vào quyết định của mình".
-
Việt Nam thành 'vùng trũng' tiêu thụ hàng hoá Đông Nam Á
27/08/2016 10:41 AMViệc Thái Lan trở thành quán quân xuất khẩu ôtô vào Việt Nam, dù thuế nhập khẩu phải đến năm 2018 mới về 0% chỉ là một trong nhiều ví dụ cho thấy nguy cơ hàng hóa Việt có thể thua trên sân nhà khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
-
Thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu: Bộ, ngành tranh cãi, doanh nghiệp khóc dở
31/07/2016 4:47 PMThời gian kiểm tra chuyên ngành đang chiếm tới 78% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, nhưng có vẻ như cơ sở để cắt giảm không dễ khi nhiều công chức vẫn cho rằng, họ làm đúng quy định.
-
Lại thêm lô hàng thủy sản xuất khẩu bị EU cảnh báo
20/05/2016 1:22 PMTheo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT: Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm của Ủy ban châu Âu (EC) vừa cảnh báo lô hàng bạch tuộc của Việt Nam vào thị trường EU mất an toàn thực phẩm.
-
Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu-di-lân
29/10/2015 10:40 AMCafeLand - Thực hiện đúng quy tắc xuất xứ hàng hóa, thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc - Niu-di-lân giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan.
-
Tỉ phú Mỹ muốn đầu tư gì vào Việt Nam?
11/07/2015 8:31 AMCó ít nhất bốn lĩnh vực mà các nhà đầu tư hàng đầu của Mỹ quan tâm và muốn đầu tư vào Việt Nam.
-
Lưu ý đối với hoạt động ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
12/11/2014 4:34 PMCafeLand - Uỷ thác xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá là hoạt động thường xảy ra tranh chấp giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Doanh nghiệp cần lưu ý khi thoả thuận hợp đồng, lựa chọn đối tác và một số trường hợp phát sinh để bảo vệ quyền lợi của chính mình.