Với năng khiếu ngôn ngữ, rõ ràng Lee chẳng mấy khi cần tới các dịch vụ dịch thuật, nhưng khi bạn bè ở trường đại học của anh tại Seoul nhờ làm bài tập môn tiếng Anh, thì ý tưởng thành lập một công ty dịch thuật bắt đầu nhen nhóm. Ra mắt tháng 9/2012, trang web của anh - Flitto hiện đã có hơn 5 triệu người người dùng trên khắp thế giới, doanh thu hàng năm khoảng 2,1 triệu USD. Tuy nhiên, không giống các công ty dịch thuật khác, dịch vụ của Lee không trực tiếp thuê nhân viên.
Thay vào đó, Flitto là nơi quy tụ những người biết từ 2 ngoại ngữ trở lên, có khả năng dịch thuật và cung cấp dịch vụ này qua website cùng ứng dụng smartphone của hãng. Hiện Flitto có danh sách dịch thuật viên lên tới 1 triệu người đến từ 170 quốc gia khác nhau với 17 thứ tiếng. Flitto sẽ được hưởng một phần thù lao của những người này.
Simon Lee - CEO website dịch vụ dịch thuật Flitto. Ảnh: BBC
Cha Lee làm việc cho một công ty đa quốc gia, nên tuổi thơ của anh chủ yếu là ở nước ngoài. Anh sinh ra ở Kuwait. Tới năm 4 tuổi, cả gia đình lại chuyển tới sống ở Anh. Ba năm sau, họ chuyển tới Mỹ rồi đến Ảrập Xêút.
Theo học tại các ngôi trường quốc tế từ nhỏ, Lee nhanh chóng thông thạo tiếng Anh, Pháp và Ả rập, ngoài tiếng Hàn Quốc là tiếng mẹ đẻ.
"Tôi học những ngôn ngữ này khi sinh sống ở các quốc gia khác nhau. Tôi nhận ra rằng tất cả mọi người đều như nhau cả thôi, chỉ là do sự khác biệt về ngôn ngữ đôi khi khiến chúng ta hiểu sai về nhau". Lee cho biết.
Sau 7 năm ở Ảrập Xêút, gia đình Lee về lại Hàn Quốc - nơi anh hoàn thành bậc phổ thông và được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Tại đây, bạn bè thường nhờ anh giúp dịch bài tập về nhà sang tiếng Anh - một phần bắt buộc trong chương trình học.
"Bạn tôi thường bảo: 'Simon, dịch hộ tớ bài này, tớ sẽ mời cậu bữa tối'. Rồi ngày càng có nhiều người tới giúp, đến nỗi tôi chẳng còn thời gian nữa", anh nhớ lại.
Nhận thấy tiềm năng của dịch vụ dịch thuật, Lee bắt đầu liên hệ với một vài người bạn giỏi ngoại ngữ khác, và ý tưởng khởi nghiệp bắt đầu từ đó.
Simon Lee (phải) cùng các nhân viên trong công ty. Ảnh: BBC
Flitto ra đời vào tháng 9/2012, nhưng thay vì bắt đầu ở Hàn Quốc, Lee quyết định chuyển tới London (Anh). Anh cho biết mình muốn tạm thời rời xa bạn bè - những người đang nhận mức lương cao ở các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc, và London cũng là một thành phố đa văn hóa. Lee chia sẻ: "Khi ấy tôi đang khởi nghiệp, và vẫn chưa có tiền. Nếu còn ở Seoul, tôi sẽ lại tự so sánh mình với đám bạn bè và cảm thấy buồn mất. Vì thế, tôi chỉ muốn tới nơi nào đó yên tĩnh. London nằm ở trung tâm châu Âu, và người dân nơi đây nói vô số ngôn ngữ khác nhau".
Ban đầu, Lee tìm tới một tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp có tên Techstars để được giúp đỡ về tài chính cũng như kiến thức kinh doanh. Chỉ có số vốn nhỏ để quảng bá công ty, Lee đành suy nghĩ sẽ phải nghĩ ra cách nào đó để người ta chú ý tới trang web và ứng dụng Flitto, hướng tới cả dịch thuật viên lẫn khách hàng.
Cuối cùng, anh là thu thập những dòng trạng thái của người nổi tiếng trên Twitter và các mạng xã hội khác, rồi khuyến khích mọi người dịch chúng sang các ngôn ngữ khác nhau. Cách này đã có hiệu quả, và Flitto nhanh chóng được biết đến. Ngày càng có nhiều khách hàng và dịch thuật viên quan tâm tới trang web.
Hiện Flitto có trụ sở chính ở Seoul, với 34 nhân viên và nhận được 70.000 yêu cầu dịch thuật mỗi ngày, cả cá nhân lẫn doanh nghiệp. Tất cả khách hàng đều được cung cấp một thang điểm 5 để đánh giá chất lượng bản dịch.
Ngoài ra, trang web của Flitto còn có một mục riêng để khách hàng có thể mua mọi thứ từ quần áo cho tới bọc iPhone. Và để tăng lượt truy cập, họ còn có hẳn một thư viện sưu tập các mẩu truyện và tranh ảnh từ khắp nơi trên thế giới.
Lee cho biết việc Flitto không thuê trực tiếp nhân viên dịch thuật sẽ giúp cắt giảm đáng kể những chi phí mà một công ty dịch thuật truyền thống phải chịu. Anh cũng khẳng định mình không hề e ngại trước sự phát triển của các công cụ dịch tự động, vì anh tin chắc rằng chúng sẽ không bao giờ dịch chính xác được như con người.
Dĩ nhiên, trong quá trình khởi nghiệp, Lee cũng từng thất bại. Năm 2007, anh mở Flyingcane, mô hình hoạt động cũng tương tự như Flitto.
Lee vẫn cho rằng đó là một ý tưởng đúng đắn, chỉ là do sai thời điểm mà thôi. "Vấn đề của tôi là vào năm 2007 thì chẳng có ai dùng smartphone cả". Điều đó có nghĩa là không có ứng dụng điện thoại để hỗ trợ cho trang web, việc dịch thuật sẽ chậm và các dịch thuật viên sẽ không có được sự linh hoạt về mặt thời gian.
Sau thất bại này, Lee làm việc vài năm cho một mạng viễn thông ở Hàn Quốc, trước khi nhen nhóm lại ý tưởng của mình vào năm 2011 và thành lập Flitto năm 2012.
Khi nói tới công việc, Lee đánh giá bản thân là người nghiện việc, và có thể không nghỉ lễ trong 6 năm. Các nhà đầu tư của Flitto từng phải nhắc nhở anh hãy đi du lịch để nghỉ ngơi và thư giãn, nếu không muốn sức khỏe suy sụp.
Nhưng Lee thì cho rằng những người muốn khởi nghiệp phải nhận thức rõ ràng họ sẽ phải hy sinh cái gì. Dù vậy, anh vẫn khuyến khích mọi người nên thử một lần. "Lời khuyên của tôi là hãy cứ kiên trì theo đuổi giấc mơ và tin tưởng vào bản thân. Nếu ngày nào bạn cũng cảm nhận được nhịp đập con tim, tức là bạn đang sống rất đúng nghĩa", anh nói.
-
CEO 8X “gây sốt” khi vừa hát vừa nhảy bản hit đình đám của Tăng Duy Tân là ai?
04/11/2024 2:42 PMTối ngày 2/11 vừa qua, video quay lại màn trình diễn hát và nhảy cực chất của CEO Ngân hàng Quân đội MBBank với bản hit đình đám “Bên trên tầng lầu” kết hợp cùng ca sĩ Tăng Duy Tân, đã tạo nên “cơn sốt” trên mạng xã hội.
-
Hé lộ danh tính chàng trai 9X được CEO Apple Tim Cook hẹn gặp riêng
20/04/2024 9:43 AMTrong buổi giao lưu tại Hồ Hoàn Kiếm của CEO Tim Cook cùng một số nhà sáng tạo nội dung Việt Nam, một gương mặt đáng chú ý được trực tiếp trò chuyện cùng CEO Apple là Youtuber, Reviewer Duy Thẩm.
-
Hé lộ danh mục bất động sản của CEO Apple Tim Cook: Hai biệt thự triệu đô trải quanh California
15/04/2024 6:20 PMKhông chỉ thành công trong vai trò Giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook còn sở hữu hai dinh thự hoành tráng tại California, cùng khối tài sản ròng trị giá hàng tỷ USD.
-
CEO trẻ nhất ngành Ngân hàng trở lại vị trí Tổng giám đốc ABBANK
10/08/2023 5:56 PMTừng biết đến là CEO trẻ nhất ngành Ngân hàng Việt Nam tại thời điểm được bổ nhiệm, sau khi trở thành CEO của VietABank và sau đó là ABBANK khi mới 34 tuổi, ông Phạm Duy Hiếu vừa trở lại vị trí Tổng giám đốc ABBANK sau 3 năm từ nhiệm.
-
Alibaba bất ngờ thay chủ tịch và CEO mới
20/06/2023 11:52 PMTập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Trung Quốc Alibaba mới đây vừa công bố hai gương mặt sẽ làm chủ tịch và giám đốc điều hành thay thế Daniel Zhang.
-
Elon Musk: 'Tôi sẽ nói những gì mình thích, kể cả mất tiền'
18/05/2023 9:25 AMTrong buổi phỏng vấn với CNBC, vị tỷ phú giàu thứ 2 thế giới đã chia sẻ rất nhiều về Twitter, Tesla và thậm chí là cả ChatGPT lẫn tương lai của nền kinh tế Mỹ.