1. Hơn 20 năm trước khi còn là một lưu học sinh tại Cộng hoà dân chủ Đức,
Nguyễn Duy Hưng không được coi là một sinh viên có tư cách tốt bởi vào
thời điểm đó những sinh viên tư cách tốt thường đi làm thêm ở các nông
trại, còn Hưng thì chuyên làm công việc của "con buôn". Vào thời gian đó
người ta thường nói với nhau về các lưu học sinh ở nước ngoài "Làm giàu
đi Đức, trí thức đi Nga": Hưng đã ôm mộng làm giàu từ những ngày đi học
ở nước ngoài. Trước khi đi học ở Đức, Hưng còn nhớ mãi cảm giác mình
vui mừng như thế nào khi được mặc một chiếc quần mới mẹ mua cho bởi rất
ít khi Hưng có một chiếc quần đẹp như vậy. Kể từ đó, Hưng đã không muốn
sau này mình cũng như con cái phải sống trong cảnh nghèo... Khi
học năm cuối Đại học Tổng hợp Merseburg, Hưng về VN và mua 2 vali phim
chụp ảnh để bán kiếm lời, tưởng sẽ được một quả lớn. Thế nhưng, hoạ vô
đơn chí, đây lại là một việc làm bị coi là không được phép đối với một
sinh viên và Hưng lúc đó lại không biết giấu chỗ phim của mình. Hưng bị
kỷ luật, bị đuổi về nước và không được lấy bằng tốt nghiệp ở Đức. Sau
này Hưng vẫnthường nói đùa với bạn bè mình: "Tao là con nhà nghèo nhưng
lười lao động từ thuở bé nên không đi nhổ củ cải được...".
2. Về nước, Hưng lại tiếp tục theo học tại Đại học Luật. Vào kỳ nghỉ hè, Hưng về Khánh Hoà kiếm thêm bằng cách trông xeở Uỷ ban nhân dân tỉnh. Tình cờ một lần có đoàn khách Đức đến làm việc, Uỷ ban tỉnh đang loay hoay chưa biết xử lý thế nào vì chưa tìm ngay ra người biết tiếng Đức để dịch thì anh coi xe biết chuyện xin được dịch giùm. Thấy Hưng xì xồ với mấy người Đức được, "mấy ông ở tỉnh cũng cho tôi dịch thật" - Hưng kể lại. Sau đó hơn một năm, tốt nghiệp Đại học Luật, cuộc đời của Hưng tưởng sẽ sang một nhánh khác khi Hưng được ông Võ Hoà - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhận vào làm thư ký riêng. Những năm giúp việc cho "Chú Tám" (tên thân mật của ông Võ Hoà) đã giúp Hưng học được nhiều điều: tầm nhìn chiến lược, cách dùng người và đặc biệt là sự lạc quan khi đối đầu với khó khăn. Thế nhưng, chỉ được hơn 3 năm, Nguyễn Duy Hưng chịu một cú sốc lớn khi người thầy lớn của mình - "chú Tám Hoà" - bị tai nạn giao thông và qua đời. Sau đó vài tháng, Hưng quyết định bỏ việc... Sau này, Hưng thường kể lại:"Chú Tám đối với tôi không chỉ là một người thầy, tôi học được ở chú nhiều điều mà trước đó khi buôn bán tại Đức và sau này khi đi làm kinh doanh tôi ít có cơ hội học được".
3. Cuối năm 1992, Nguyễn Duy Hưng ra Hà Nội lập một Công ty tư vấn đầu tư
nước ngoài (Công ty Pan Pacific) với2 nhân viên và trụ sở là một ngôi
nhà bé xíu trên đường Phan Chu Trinh. Quá trình làm tư vấn đầu tư lúc đó
của Công ty Pan Pacific cũng như các công ty tương tự khác như Công ty
InvestConsult... thực chất chỉ là làm dịch vụ giấy tờ hành chính cho các
dự án đầu tư nước ngoài thì đúng hơn là làm tư vấn. Tuy nhiên, kinh
nghiệm những năm làm "dịch vụ" nung nấu trong lòng "Hưng Lùn" (tên thân
mật của Nguyễn Duy Hưng) khát vọng làm tư vấn đầu tư thực sự. Cuối năm
1996, khi đầu tư nước ngoài vào VN có xu hướng chựng lại, "Hưng Lùn"
quyết định sẽ thành lập một công ty tư vấn thực sự. Vào
thời điểm đó, ý tưởng thành lập TTCK VN đang được hình thành vàNgân
hàng nhà nước VN lập ra Ban thị trường vốn để nghiên cứu về mô hình
thành lập TTCK do ông Lê Văn Châu - vị Chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban
Chứng khoán nhà nước - lúc đó là Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước VN chỉ
đạo. "Hưng Lùn" tranh thủ được cơ hội cùng với các thành viên chủ chốt
của Ban thị trường vốn lúc đó đi chu du các nước để học về TTCK. Năm
1997, khi TTCK của các nước Châu á sụp đổ vì khủng hoảng, "Hưng Lùn"
đang ở Thái Lan. Không giống như những thành viên khác của đoàn đi khảo
sát TTCK, Hưng "nằm lì" tại sàn giao dịch chứng khoán tại Thái Lan hàng
tháng trời để học cách thức giao dịch, xem các mẫu biểu, các diễn biến
thị trường, thăng trầm cũng với các chỉ số chứng khoán... Hưng đã bị
TTCK quyến rũ thực sự. Hưng nói: "TTCK dường như có một ma lực hấp dẫn
kỳ lạ, khi dính vào nó người ta như bị mê hoặc".
4. Năm 2000, trước khi TTCK VN chính thức đi vào hoạt động,Nguyễn Duy Hưng
cùng một số người bạn khác cùng làm tư vấn đầu tư nước ngoài trước đây
(Trần Quyết Thắng, Nguyễn Anh Tuấn từ Công ty InvestConsult) góp vốn
thành lập Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI). Trong số các công ty chứng
khoán (CTCK) mới được thành lập lúc đó, SSI là công ty tư nhân duy nhất,
cũng là công ty bé nhất và cũng không có sự đỡ đầu của một công ty lớn
nào nên cũng có nhiều người cho rằng SSI sẽ "không thể làm nên trò trống
gì". Hưng tuyên bố: "Kinh doanh chứng khoán dựa trên niềm tin và đó là
điều quan trọng nhất. Đối với một thị trường mới hoàn toàn tại VN như
TTCK thì tất cả các công ty đều như nhau. Công ty nào nỗ lực hơn trong
việc phục vụ khách hàng, đem lại cho họ niềm tin sẽ là người chiến
thắng". Trước ngày chính
thức khai trương TTCK, trong khi các CTCK khác tranh nhau mời chào
khách hàng bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mở tài khoản
như việc không buộc khách hàng phải nộp tiền đặt cọc... thì SSI lại tỏ
ra rất "khác người": khách hàng mở tài khoản phải đặt cọc 10 triệu đồng.
Thế nhưng CTCK chứng khoán lại không lường trước được rằng, trước đó,
đích thân các nhân vật chủ chốt của SSI đã tiếp thị trực tiếp những
khách hàng quan trọng nhất của TTCK thời điểm đó là các đại cổ đông của
REE, SACOM cùng các đại gia chơi chứng khoán khác. Khi
TTCK chính thức khai trương vào 20/7/2000, nhiều người không khỏi ngạc
nhiên khi SSI chứ không phải là Công ty chứng khoán Bảo Việt (Công ty
chứng khoán được thành lập đầu tiên) chiếm hầu hết các cổ đông lớn của 2
cổ phiếu đầu tiên được niêm yết (REE và SACOM). Hưng cười kể lại "mẹo
nhỏ" về 10 triệu đồng mà Ban giám đốc SSI lúc đó đặt ra: "Trước tiên
chúng tôi cho khách hàng thấy họ được phục vụ rất tốt. Việc đưa ra khoản
tiền đặt cọc 10 triệu đồng chỉ là một động tác khiến cho những khách
hàng lớn đã đặt niềm tin vào chúng tôi thấy rằng chúng tôi chọn lựa
khách hàng để cung ứng dịch vụ và họ có quyền tự hào về điều đó". Sau
đó, SSI luôn là công ty chứng khoán số 1 trên thị trường với việc chiếm
thị phầnmôi giới lớn nhất (năm 2001 chiếm tới gần 40%), tư vấn niêm yết
cho các công ty lớn nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
5. Tháng 9/2003, TTCK VN ở vào giai đoạn tồi tệ nhất trong lịch sử, chỉ số VNIndex tụt xuống chỉ còn 130 điểm, nhiều người trong ngành chứng khoán (cả Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, các CTCK và nhà đầu tư) bỏ đi và tại SSI tình hình cũng không mấy khả quan. Thế nhưng có lẽ Hưng nằm trong số hiếm hoi những người "lạc quan tếu" của TTCK. Hưng tuyên bố với các nhân viên của mình: "Đây là một cơ hội lớn. Nghịch cảnh tạo ra những cơ hội phát triển đột biến cho những ai nỗ lực". Không giống như các công ty khác bị lao đao khi các vị trí lãnh đạo then chốt ra đi, SSI lại trở nên mạnh hơn khi lâm vào khủng hoảng. Hưng tìm được một trợ thủ mới cho mình tại SSI: Phạm Minh Hương - Tổng Giám đốc mới của SSI. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, SSI thực hiện việc cơ cấu lại bộ máy để thích ứng với những thay đổi của thị trường, Hưng cũng chấp nhận và hậu thuẫn mạnh mẽ cho vị nữ Tổng Giám đốc này thực hiện những thay đổi có tính cách mạng tại SSI. Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, SSI đã lật ngược thế cờ. SSI tái khẳng định vị trí CTCK số 1 trên thị trường với thị phần môi giới chiếm gần 30% dù số lượng CTCK trên thị trường đã lên tới 13 công ty, SSI buộc phải lựa chọn các công ty để tư vấn vì không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của khách hàng. Với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng nhưng năm 2004 SSI dự kiến có lợi nhuận khoảng 16 tỷ đồng - một mức lợi nhuận trong mơ của các CTCK, đặc biệt là trong bối cảnh TTCK không mấy sáng sủa như hiện nay.
6. Trong phòng làm việc tại SSI, Hưng có treo một câu tuyên ngôn về nghệ thuật lãnh đạo có ngụ ý: "Bí mật của sự thành công không nằm trong việc thực hiện công việc của riêng bạn mà là nhận ra đúng người thực hiện nó". Hưng thường cười khi người ta nhận xét về mình: "Thằng cha này toàn chạy lăng quăng, không thấy hắn làm gì". Hưng bảo: "Điểm quan trọng trong việc điều hành là phải tìm đúng người say mê công việc đó và giao việc đó cho họ. Họ sẽ tự thúc đẩy và thách thức chính họ chứ không cần nhiều đến sự tác động của người khác và đó là phương châm hành động của tôi. Tôi tự hào vì có những nhân viên có cùng niềm đam mê chứng khoán như mình". Theo Hưng, điểm khác biệt lớn nhất so với các CTCK khác là: "Sáng sáng, những nhân viên của SSI thức dậy, đến công ty để được làm công việc mình yêu thích. Những nhân viên của tôi được đào tạo để nhìn nhận sự thay đổi, khủng hoảng như một cơ hội để phát triển đột biến hoặc cơ cấu lại chứ không coi đó là nguy cơ. Đó có lẽ là thành công lớn nhất mà tôi đang làm được cho công ty và các nhân viên của mình".
-
Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Thị trường chứng khoán thực sự là sản phẩm của chung nhân loại
25/08/2020 11:15 AMĐể có thành công của ngày hôm nay, Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng - một trong những người làm chứng khoán "đời đầu" của Việt Nam thực sự đã có có những lúc “ăn chứng khoán, ngủ chứng khoán”.
-
Chủ tịch Công ty CP Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng: Tôi thích có sự cạnh tranh để làm động lực phát triển"
11/05/2018 10:31 AMSau 18 năm hoạt động, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn được đổi tên thành Công ty CP Chứng khoán SSI. Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT của SSI chia sẻ: "Chúng tôi muốn khi nói đến chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư nhớ đến SSI, tương tự như khi nhắc đến xe máy là nói đến Honda".
-
'Bỗng dưng' có tên trong hồ sơ Panama, một trong những người giàu nhất Việt Nam đã đăng lên Facebook cá nhân một câu chuyện thâm thúy
11/05/2016 9:03 AMCùng là một công cụ, nhưng vào tay người này nó là kế sinh nhai, vào tay kẻ khác lại thành hung khí.
-
Lập công ty giữ tiền, tỷ phú Việt học theo Bill Gates
03/10/2014 8:25 AMRất nhiều đại gia Việt đã không còn trực tiếp đứng tên tài sản, họ đang điều chuyển dần về các tổ chức chuyên nghiệp hơn để nắm giữ và đầu tư. Đây là cách quản lý chuyên nghiệp, minh bạch, làm giàu thư thái mà hiệu quả của Bill Gates.
-
Thế trận của anh em trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng
02/10/2014 10:40 AMĐang chiến đấu bền bỉ trước cuộc thâu tóm của đối thủ ngoại ở Bibica, anh em trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng vẫn tiếp tục đổ tiền để mua cổ phiếu của nước ngoài, củng cố vị thế ở đế chế SSI..
-
Ông trùm chứng khoán át vía 'người tình tin đồn Mỹ Tâm'
17/09/2014 10:33 PM“Ông trùm” chứng khoán Nguyễn Duy Hưng bất ngờ “át vía” ông Dương Ngọc Minh, “người tình tin đồn” của ca sỹ Mỹ Tâm.