Trong thời gian học tại ĐH FPT, Trần Huy Đức (sinh năm 1990) đã đi làm ở một số doanh nghiệp và thấy bản thân không phù hợp với việc làm thuê. Khi đó, ý tưởng kinh doanh lóe lên trong đầu Đức khi nghĩ đến đặc sản quê mình – bánh mì Hải Phòng. Sau khi khảo sát, cậu nhận ra, sản phẩm bán trên thị trường chất lượng không tốt, chưa kể rất nhiều nơi đã nhái lại thương hiệu. Chính vì thế, Đức quyết định bán bánh mì ngay từ khi còn đang là sinh viên năm 3.
Nghĩ là làm, Đức đã nhập bánh mì que từ quê ra bán. Ban đầu, cậu bán cho bạn bè thân. Do chất lượng bánh mì khá đặc biệt nên khách ăn một lần thường sẽ quay lại vào các lần tiếp theo. Cựu sinh viên FPT chia sẻ, hầu hết là cậu bán online, khoảng 30 cái mỗi ngày. Sau một thời gian, khi có chút vốn, cậu thuê gian hàng để bán thêm ở các hội chợ. Số lượng bánh bán ra ở mỗi hội chợ lên tới gần 1.000 cái nhưng mỗi tháng chỉ đủ điều kiện tham gia 1–2 hội chợ.
Từng có thời gian gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nhưng Đức không nản lòng và đã đạt được thành công. Ảnh: NVCC
Sau khoảng một năm bán dạo và online nhận được nhiều phản hồi tích cực, cậu quyết định mở cửa hàng bánh mì que cho riêng mình. Lúc đầu, cần vốn để thuê mặt bằng, sắm sửa bàn ghế, dụng cụ… nên Đức đã rủ một người bạn cùng góp vốn kinh doanh. Tuy nhiên, sau 3 tháng hoạt động, do cửa hàng chưa có lãi nên người bạn rút vốn, Đức rơi vào khoảng thời gian khủng hoảng nhất. Có những lúc không bán hết hàng, Đức đã phải ăn trừ bánh mì đến nửa tháng.
“Tất tần tật các công việc lớn nhỏ của cửa hàng lúc đó đều do một tay mình cáng đáng. Có khi nhiều tuần không về nhà, mình ngủ luôn ở cửa hàng vì dọn dẹp xong, ngẩng lên đã 2 giờ đêm. 5 giờ sáng hôm sau lại phải dậy sớm lấy hàng, dọn hàng để bán”, Đức nhớ lại khoảng thời gian đầy khó khăn khi mới mở cửa hàng.
Thấy bạn trai gầy rộc đi, lại một mình một cửa hàng, người yêu của Đức (giờ là vợ) đã mạnh dạn thôi việc từ một công ty lớn để cùng cậu kinh doanh. Sau 4 tháng kể từ ngày người bạn kia rút vốn, Đức có thêm người hỗ trợ, các dịch vụ theo đó cũng tốt lên. Không chỉ phục vụ khách tại quán, cậu còn có thời gian giao hàng bánh tận nhà cho khách. Số bánh bán ra cứ tăng dần từ 30 lên 60 rồi lên hơn 100 và giờ là 700 - 800 chiếc mỗi ngày.
Không chỉ tạo được tiếng tốt với khách về chất lượng, cửa hàng của cậu còn được biết đến bởi dịch vụ chu đáo và tận tình. “Trong dịch vụ ăn uống, việc khách hàng truyền tai nhau về những quán ngon, quán không ngon lan rất nhanh và tạo hiệu ứng mạnh. Bởi vậy, mình luôn chú trọng và quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Khi đã giữ chân được khách quen, họ sẽ tự giới thiệu và truyền nhau về quán”, Đức tiết lộ.
Sau một năm hoạt động, cửa hàng bánh mì của Trần Huy Đức đã có doanh thu và số bánh bán ra tăng gấp 7 lần so với những ngày đầu.
Một điều bất ngờ mà chàng trai trẻ lúc đó cũng không nghĩ đến, quán không những đông khách ăn mà còn có nhiều người đặt bánh về nhà. Cửa hàng vốn hiếm người, nay thêm nhiều đơn cần giao tận nơi nên cậu phải thuê đội shipper. Tuy nhiên, sau nhiều lần thuê, Đức gặp không ít rắc rối như giao hàng chậm, không nhiệt tình, chu đáo hoặc đôi khi làm hỏng sản phẩm khiến khách phàn nàn.
Chính vì thế, cậu nghĩ, sao mình không thành lập một đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp, trước hết là phục vụ chính cửa hàng mình, sau sẽ đáp ứng nhu cầu của những hộ kinh doanh nhỏ như cửa hàng cậu. Không lâu sau, Đức cho ra đời một đội ngũ vận chuyển chuyên nghiệp lấy tên Giao hàng Ong vàng. Các nhân viên giao hàng được đào tạo bài bản, kỹ lưỡng trong vòng một tuần về tất cả các kỹ năng như cử chỉ, nói năng, cách nghe – gọi điện thoại và tinh thần làm việc chuyên nghiệp.
Đến nay, sau gần 8 tháng hoạt động, Giao hàng ong vàng đã có 18 nhân viên và mỗi tháng nhận giao khoảng 150 – 200 đơn hàng. Ông chủ 9X chia sẻ, vui nhất là khi dùng xong dịch vụ, khách hàng đều đánh giá đội ong vàng nhiệt tình, chuyên nghiệp. Theo đó, tổng thu nhập từ cửa hàng bánh mì cùng dịch vụ shipper đã mang về 180-200 triệu đồng mỗi tháng.
Quan điểm của Đức trong kinh doanh là phải có uy tín, đôi tay cần cù và bộ óc sáng suốt. Đức cũng cho rằng, năng lực, ước mơ thì ai cũng có, chỉ khác nhau ở chỗ dám làm, dám dấn thân hay không mà thôi.
-
82.000 shipper đăng ký hoạt động ở TP HCM
19/09/2021 8:15 PMSở Công thương đề nghị Sở Y tế hỗ trợ nguồn lực thực hiện xét nghiệm cho 82.000 shipper hoạt động phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng cho người dân.
-
Đề xuất cho phép 25.000 shipper hoạt động liên quận, huyện tại TP.HCM
29/08/2021 9:50 AMSở Công thương TP.HCM vừa có văn bản đề xuất số 4026/SCT-QLXNK lên UBND TP.HCM cho phép những shipper đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin ngừa COVID-19 được tham gia hoạt động trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội. Dự kiến có thể huy động được khoảng 25.000 shipper hoạt động.
-
Shipper ở TP.HCM được di chuyển liên quận, huyện khi nào?
29/07/2021 2:46 PMKhi vận chuyển hàng hóa thiết yếu cho người dân trong khu phong tỏa, cách ly, cơ sở y tế, điều trị bệnh nhân Covid-19 thì shipper được phép di chuyển liên quận, huyện, TP Thủ Đức.
-
Từng bị bạn gái ‘đá’ vì làm shipper, nay trở thành đại gia ‘máu mặt’
18/04/2019 4:54 PMTỷ phú này bắt đầu tập kinh doanh từ khi mới 12 tuổi.
-
Lalamove vào Hà Nội, muốn biến shipper thành nghề chuyên nghiệp
05/10/2018 3:11 PMDịch vụ shipper tại 100 thành phố châu Á sẽ phủ cam Hà Nội, chiêu nạp các shipper với thu nhập trung bình tháng 7 triệu đồng.
-
Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
05/05/2018 9:09 AMShipper hay còn gọi là người giao hàng vốn không xa lạ gì và đang là dịch vụ được rất nhiều người sử dụng. Nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học ra trường đã chọn công việc này thay vì ngồi bàn giấy gò bó với mức lương chỉ bằng một nửa.