Sự khác biệt giữa tỷ phú và triệu phú nằm ở cách họ sử dụng tiền. Ảnh: Peter Nicholls/Reuters
Triệu phú và tỷ phú đều là những người giàu hơn người bình thường, nhưng họ vốn dĩ họ "không cùng đẳng cấp".
Rafael Badziag, một doanh nhân và chuyên gia về tâm lý của doanh nhân, đã dành 5 năm để thực hiện các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 21 doanh nhân tỷ phú tự thân trên khắp thế giới (những người có tài sản ròng ít nhất 1 tỷ USD) nhằm nghiên cứu về cuộc sống của các tỷ phú cũng như các công ty của họ.
Trong cuốn sách "The Billion Dollar Secret: 20 Principles of Billionaire Wealth and Success" (tạm dịch: Bí mật tỷ đô: 20 nguyên tắc giàu có và thành công của giới tỷ phú", Rafael Badziag cho thấy sự khác biệt chính giữa tỷ phú và triệu phú là cách họ trả lời một câu hỏi đơn giản liên quan đến tiền bạc: "Bạn thích gì hơn, kiếm tiền hay tiêu tiền?".
"Sự khác biệt giữa những người thành công về tài chính (triệu phú) và những người siêu thành công về tài chính (tỷ phú) là các tỷ phú rất hăng say kiếm tiền, nhưng không thích chi tiêu", ông viết.
Doanh nhân tỷ phú Michal Solowow - người giàu nhất Ba Lan hay tỷ phú Lirio Parisotto - người giàu nhất ở Nam Mỹ đều là những người tin rằng thói quen tiết kiệm đã góp phần vào thành công tài chính của họ.
"Bạn muốn làm giàu? Có một cách để làm điều đó: Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được. Nếu bạn chi tiêu ít hơn và tích lũy tiền bạc, bạn sẽ trở nên giàu có", tỷ phú Frank Hasenfratz chia sẻ với Badziag.
Tiết kiệm sinh ra sự giàu có
Chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là một yếu tố kinh điển của việc xây dựng sự giàu có. Tiết kiệm và đầu tư nhiều tiền hơn số tiền bạn bỏ ra giúp bạn tích lũy được lãi kép, trong đó tiền lãi bạn kiếm được từ việc đem tiền tiết kiệm đi đầu tư sẽ sinh lời nhiều hơn theo thời gian.
Cam kết tiết kiệm, chi tiêu ít hơn và theo dõi sát sao ngân sách - là một trong những cách tốt nhất để tích lũy tài sản, Sarah Stanley Fallaw, tác giả của cuốn sách "Triệu phú nhà bên: Chiến lược lâu dài để xây dựng sự giàu có" viết.
"Chi tiêu vượt quá khả năng của bạn, chi tiêu thay vì tiết kiệm cho nghỉ hưu, chi tiêu để nuôi ảo mộng trở nên giàu có khiến bạn trở thành nô lệ của tiền lương, thậm chí ngay cả khi có mức thu nhập cao", cô viết.
Và nếu bạn muốn biết ai là minh chứng sống, hãy nhìn vào Warren Buffett, một người nổi tiếng đạm bạc, người vẫn sống nhiều năm trong căn nhà khiêm tốn ở Omaha, Nebraska mà ông từng mua với giá 276.700 USD vào năm 1958 (tính theo thị giá ngày nay).
Ông cũng không bao giờ nâng cấp lên điện thoại thông minh và chỉ trả 18 USD cho việc cắt tóc, không chi quá 3,17 USD cho bữa sáng mỗi ngày - mặc dù giá trị tài sản ròng ước tính lên tới 84,6 tỷ USD.
-
Cách để thành công và hạnh phúc như Warren Buffett
07/05/2024 9:57 AMBuffett không hối tiếc khi bỏ lỡ những gì mình không hiểu rõ, và luôn làm những điều khiến ông cảm thấy hào hứng.
-
Warren Buffett: 'Berkshire là pháo đài ngay cả khi có thảm họa tài chính'
25/02/2024 4:56 PMTỷ phú Warren Buffett trấn an các nhà đầu tư rằng Tập đoàn Berkshire Hathaway sẽ trường tồn, bất chấp rủi ro tài chính và việc thiếu đi Phó tướng Charlie Munger.
-
Công thức thành công của tỉ phú Warren Buffett: Đầu tư cổ phiếu chia cổ tức
04/05/2023 3:20 PMCổ phiếu chi trả cổ tức đều đặn là phần cốt lõi trong danh mục đầu tư của Tập đoàn Berkshire Hathaway, nơi tỉ phú Warren Buffett giữ cương vị chủ tịch. Năm nay, các cổ phiếu này dự kiến mang về cho Berkshire khoản cổ tức tổng cộng 5,7 tỉ đô la Mỹ.
-
Vì sao Warren Buffett bán cổ phiếu TSMC, giữ Apple?
16/02/2023 10:48 AMWarren Buffett đã bất ngờ bán ra cổ phiếu của nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, nhưng vẫn giữ vững vị thế trong công ty khách hàng của hãng chip này.
-
Berkshire Hathaway thực hiện thương vụ mua lại lớn nhất
22/03/2022 9:09 PMThương vụ mua lại Alleghany với giá 11,6 tỷ USD cũng giúp 'mang về' Giám đốc điều hành Joseph Brandon, người đã lãnh đạo công ty tái bảo hiểm General Re của Berkshire Hathaway từ năm 2001-2008.
-
Warren Buffett chỉ cách đầu tư để chiến thắng lạm phát, Việt Nam có một loại tài sản phù hợp
06/11/2021 11:02 PMCafeLand - Buffett đã quản lý danh mục đầu tư chứng khoán thông qua các giai đoạn mà tỷ lệ lạm phát lên đến hai con số trong những năm 1970. Ông có nhiều lời khuyên về những tài sản nên sở hữu khi chỉ số giá tiêu dùng tăng đột biến.