Từng là chủ “vựa trái cây”
Theo tìm hiểu, ông Dương Công Minh sinh năm 1960 tại Bắc Ninh. Năm 1984, ông tốt nghiệp Ngành vật giá thuộc Đại học Kinh tế kế hoạch, nay là Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông trở thành sĩ quan và làm việc tại công ty xuất nhập khẩu thuộc Bộ Quốc phòng tại miền Nam.
Ông từng chia sẻ tại buổi tọa đàm “Khởi nghiệp công nghệ bất động sản: Người thay đổi cuộc chơi” tổ chức tại Hà Nội ngày 7/12/2018 về quãng thời gian khởi nghiệp khi lựa chọn giữa làm giàu và làm quan.
Ông tự đánh giá mình có đầy đủ những yếu tố có thể làm quan, song ông lại chọn tình yêu và đi làm giàu.
Sau khi xuất ngũ, ông về quê tình cờ được người bạn đưa lên Lạng Sơn chơi và nảy sinh ý tưởng bán chuối do nhận thấy người Trung Quốc sang Việt Nam mua chuối rất nhiều.
Thấy có lãi, ông tiếp tục buôn xoài. Khoảng năm 1988-1989, ông muốn xuất khẩu khoảng 10 xe xoài, nhưng thấy lãi hấp dẫn lên đến 20 triệu đồng/xe, ở thời điểm đó số tiền này vô cùng giá trị nên người bạn buôn chung với ông đã vay mượn để huy động 110 xe xoài.
Tuy nhiên, trong số 110 xe này thì có đến 100 xe không đạt chất lượng dẫn đến bị hỏng khiến ông Minh lỗ sạch vốn và phải bán nhà để trả nợ.
Ông Dương Công Minh tại Tọa đàm “Khởi nghiệp công nghệ bất động sản: Người thay đổi cuộc chơi”.
Ngã rẽ cuộc đời…
Trong quá trình làm thủ tục bán ngôi nhà 1.000m2 tại đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM, ông Minh có cơ hội tiếp xúc nhiều với môi giới nhà đất. Tuy nhiên những năm 1989, môi giới thường đòi giá rất cao, thường lên tới 1/7 giá bán nhà cho phí lo thủ tục.
Thấy giá cao nên ông Minh đã quyết định tự mày mò tìm hiểu cách làm thủ tục, rồi chỉ lấy giá bằng 1/10 so với giá nhà. Công ty Him Lam cũng ra đời từ đó, trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên làm về nhà đất được mở tại TP.HCM.
Thành lập từ năm 1994, Him Lam từ đó đã đầu tư và xây dựng cả trăm dự án nhà ở, khu du lịch và khu đô thị mới; tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam. Một trong những dự án “để đời” mà Him Lam đã thực hiện là khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng tại phường Tân Hưng, quận 7 với quy mô gần 60ha cùng loạt dự án khác như Him Lam Riverside, Him Lam Chợ Lớn, Him Lam Phú Đông…
Đi lên từ bất động sản nhưng ông luôn muốn định hướng Him Lam trở thành một công ty đa ngành. Vì thế vào năm 2008, Him Lam đã tham gia sáng lập Ngân hàng TMCP Liên Việt (nay là LPBank), đồng thời trở thành cổ đông lớn nhất bằng việc nắm giữ 15% cổ phần.
Năm 2017, ông Minh lại có duyên với Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank). Để tránh sở hữu chéo, trước khi có tên trong HĐQT Sacombank, Him Lam của ông Dương Công Minh đã phải công khai chính thức thoái vốn khỏi Liên Việt và ngày thực hiện là 23/6/2017, chỉ cách đúng 1 tuần so với thời điểm ông nhận chiếc ghế nóng nhất ở Sacombank.
Hình ảnh thực tế Khu đô thị mới Him Lam Tân Hưng tại phường Tân Hưng của chủ đầu tư Him Lam.
Vực dậy những khó khăn
Ông Minh gia nhập Sacombank ở thời điểm ngân hàng này đang trải qua giai đoạn khó khăn do Southern Bank đem đến sau khi nhận sáp nhập vào năm 2015. Theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt hồi tháng 5/2017 thì phải mất 3-5 năm Sacombank mới xử lý xong nợ xấu và 6-7 năm nữa mới trở về như trước.
Ngay khi lên nắm quyền tại Sacombank, một trong những dự định đầu tiên của ông Dương Công Minh trên cương vị Chủ tịch HĐQT là việc “chuyển nhà, đổi mã chứng khoán”.
Khi có hơn chục năm niêm yết trên HoSE, Sacombank lúc đó bất ngờ lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển sàn niêm yết sang HNX và đổi mã chứng khoán từ STB thành SCM. Tuy vậy đề xuất này vấp phải sự phản đối, và Sacombank vẫn ở lại sàn HoSE với mã chứng khoán STB.
Về tình hình kinh doanh, lợi nhuận của Sacombank đã có sự đột biến mấy năm trở lại đây, từ mức gần 1.200 tỷ đồng năm 2017 đã vượt 7.700 tỷ đồng năm 2023 vừa qua, tăng 53% so với số lãi hơn 5.000 tỷ đồng đạt được năm 2022.
Tối 1/4, trên trang Facebook mang tên "Thang Dang" đăng tin ông Dương Công Minh - chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - bị cấm xuất cảnh vì có liên quan đến một vụ án kinh tế đang được xét xử trong thời gian gần đây. Mới đây, Ngân hàng Sacombank đã đăng tải thông cáo báo chí nhằm bác bỏ thông tin này. Đồng thời tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý theo quy định pháp luật. Ngân hàng này cũng khẳng định Chủ tịch HĐQT Dương Công Minh vẫn đang trực tiếp điều hành các công việc tại Sacombank. |
-
Từng phá sản vì bán trái cây, ông Dương Công Minh đã xây dựng “đế chế” của mình như thế nào?
02/04/2024 3:06 PMLà một đại gia nổi tiếng trong giới ngân hàng và bất động sản, nhưng ít ai biết ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank từng có thời gian đi buôn trái cây bị lỗ vốn dẫn đến phá sản.
-
[Hồ sơ doanh nhân] Dương Công Minh – ông chủ Him Lam, chủ tịch Sacombank có giá trị tài sản hàng tỷ USD
26/09/2020 9:58 PMCafeLand - Ông Dương Công Minh từng thua lỗ trong phi vụ xuất khẩu xoài sang Trung Quốc đầu thập niên 1990. Tuy nhiên, chính từ việc thua lỗ này đã đẩy ông bước chân vào bất động sản và xây dựng sự nghiệp lừng lẫy cho mình.
-
Chủ tịch Him Lam bớt đánh golf để trồng cây mắc ca
09/02/2015 1:52 PMSau 20 năm kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, ông Dương Công Minh đặt niềm tin vào ngành nông nghiệp Việt Nam và chọn cây mắc ca để đầu tư.
-
‘Người tình Mỹ Tâm' đang toan tính gì?
05/08/2014 1:57 PMLợi nhuận sau thuế của công ty Hùng Vương giảm mạnh, “người tình Mỹ Tâm” Dương Ngọc Minh chi tiền tỷ gom cổ phiếu HVG.
-
Chủ tịch HĐQT Him Lam - Liên Việt: “Cuộc đời tôi không có thất bại”
27/12/2011 9:47 AMÔng Dương Công Minh cho rằng "Làm ngân hàng dễ hơn làm bất động sản".