Cập nhật 18/04/2016 1:20 PM
Câu chuyện về văn hóa xin lỗi lại một lần nữa được đưa ra bàn luận khi gần đây liên tiếp có những lời xin lỗi của cán bộ và các cơ quan chức năng đến người dân, như TPHCM xin lỗi nữ du khách Ai Cập bị cướp, sau đó là Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát xin lỗi vì phát ngôn gây sốc về thực phẩm bẩn và mới đây nhất là trung úy cảnh sát gửi lời xin lỗi cô gái vì hành động nhổ nước bọt.
Bộ trưởng Cao Đức Phát xin lỗi người dân vì phát ngôn gây sốc
Nói về hiện tượng xưa nay vẫn được coi là xa lạ với người dân này, Tiến sỹ Khoa học Đoàn Hương cho biết:
Có lẽ đối với Việt Nam thì việc này hơi lạ nhưng đối với nước ngoài thì việc xin lỗi hay cảm ơn là chuyện hoàn toàn bình thường. Khi có lỗi thì ai cũng phải xin lỗi, đó là văn hóa ứng xử tối thiểu của con người. Trong gia đình không chỉ có trẻ em xin lỗi người lớn mà cả người lớn cũng phải xin lỗi trẻ em nếu người lớn có lỗi. Và chuyện xin lỗi của lãnh đạo cao cấp ở nước ngoài là hoàn toàn bình thường và tôi cho rằng đây là một văn hóa ứng xử cần được phát triển.
Ở nước ta có thể mọi người bị sốc vì xưa nay chúng ta vẫn có quan niệm, đối với cơ quan công quyền, họ chỉ nhận sự xin lỗi từ phía người dân và ít khi cơ quan công quyền có sự xin lỗi ngược người dân. Nhưng tôi nghĩ chúng ta phải làm quen vì đây là một biểu hiện của tính chất dân chủ trong xã hội. Dân chủ chỉ được thể hiện khi có sự đối thoại và trong sự đối thoại đó, những người có lỗi phải xin lỗi những người mà mình đã phạm lỗi với họ.
Vậy theo bà, cần làm gì để những lời xin lỗi - cảm ơn không còn là chuyện lạ và không còn khiến mọi người bị sốc nữa?
- Cảm ơn và xin lỗi là hai phạm trù trong xã hội và trong con người. Xưa nay tư tưởng phong kiến trong xã hội Việt Nam làm cho con người ta tưởng rằng chỉ có bề dưới xin lỗi bề trên và theo tôi đây là quan niệm sai lầm. Chúng ta cần có đối thoại hai chiều và với những hiện tượng vừa xảy ra, tôi cho rằng đây là những biểu hiện văn hóa ứng xử tốt của những tầng lớp lãnh đạo đối với nhân dân.
Tuy nhiên, tôi vẫn phải nói rằng văn hóa cảm ơn và xin lỗi ở Việt Nam còn ít vì đáng nhẽ điều này phải được đưa vào giáo dục nhà trường. Những lời xin lỗi và cảm ơn sẽ làm cho xã hội dịu dàng, nhẹ nhàng hơn với những hiện tượng, những scandal. Rất nhiều hiện tượng trong xã hội gây ra thương tích, thậm chí là tử vong chỉ vì thiếu lời xin lỗi. Tôi cho rằng chúng ta cần phải giáo dục con em ngay từ khi còn học mẫu giáo.
Sau những lời xin lỗi, người dân cũng rất quan tâm đến hành động sửa sai. Nhưng 3 vụ xin lỗi liên tiếp, cộng với việc hành động xin lỗi được khen ngợi, đánh giá cao, khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu có dẫn đến tình trạng cứ làm sai là xin lỗi, việc xin lỗi sẽ trở thành hình thức, thậm chí trở thành “phong trào” “xin lỗi… lần sau lại thế”?
- Tôi cho rằng việc các cơ quan công quyền xin lỗi là hoàn toàn cần thiết và rất tốt, điều này cần phải được phát huy trong xã hội, thể hiện tinh thần dân chủ trong xã hội. Nhưng điều quan trọng là sau khi xin lỗi là vấn đề hành động, không phải xin lỗi xong là cảm thấy thỏa mãn bản thân, thỏa mãn mọi người là thôi.
Tôi lấy ví dụ về vấn đề thực phẩm bẩn, đây là một vấn đề nóng trong xã hội, tôi thấy rằng hội người tiêu dùng Việt Nam đã yêu cầu mọi người phải kiện. Chúng ta hàng ngày vẫn phải mua thực phẩm bẩn nhưng kiện ai, ai bảo vệ mình, mặc dù luật pháp đã có quy định sẽ trừng trị rất nặng những người buôn bán thực phẩm bẩn, song tôi cho rằng rất khó để thực thi. Chúng ta đã đưa ra rất nhiều điều luật nhưng không thể thực thi được. Vì vậy người dân rất ngại động đến công quyền, kiện cáo. Nói như nhân dân vẫn hay nói là “con kiến mà kiện củ khoai”, hoặc “chờ được vạ thì má đã sưng”.
Cho nên tôi nghĩ rằng vấn đề nằm ở chỗ chúng ta phải hành động như thế nào chứ không thể dừng lại ở việc xin lỗi là xong. Làm như vậy là lạm dụng lời xin lỗi, lạm dụng dân chủ và tôi cho rằng đó là hành động phạm pháp, những người xin lỗi mà không làm gì là phạm pháp, đặc biệt là những người có trách nhiệm, có quyền trong tay.
Như bà vừa nói thì phần đông người Việt vẫn chưa có ý thức đầy đủ rằng “cán bộ là đầy tớ của nhân dân” và vẫn rất ngại đi kiện cáo, khiếu nại. Nhưng lời xin lỗi của một bộ trưởng, của cơ quan chức năng như vừa rồi có khiến người dân nhận thấy được rõ hơn quyền làm chủ của mình và quen dần với việc đòi lại sự công bằng cho mình, thưa bà?
- Tôi cho rằng người dân rất hiểu biết về tự do dân chủ và họ nắm vững pháp luật. Điều quan trọng là chúng ta phải tuyên truyền và có những hành động thực tế để người dân phát huy. Chẳng hạn như vấn đề về thực phẩm bẩn, các cơ quan chức năng nên có những mức án cụ thể để nghiêm trị những kẻ buôn bán thực phẩm bẩn để mọi người đều có ý thức và không còn có những việc làm gây hại cho người khác như thế nữa. Quan trọng là pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm minh, chứ không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi lương tâm.
Tôi cho rằng mỗi một cơ quan công quyền, ví dụ như một phường phải có một hòm thư để nhân dân có thể để những kiến nghị của mình ở đó hoặc là phải có đường dây nóng để người dân có thể kiến nghị khi cần thiết. Chúng ta đừng lạm dụng văn hóa xin lỗi mà quan trọng là hành động cụ thể, đừng xin lỗi suông.
- Xin cảm ơn Tiến sĩ!
Dung Hà (Lao động)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tiến sĩ Đoàn Hương: Đừng lạm dụng văn hóa xin lỗi

    Tiến sĩ Đoàn Hương: Đừng lạm dụng văn hóa xin lỗi

    18/04/2016 1:20 PM

    Câu chuyện về văn hóa xin lỗi lại một lần nữa được đưa ra bàn luận khi gần đây liên tiếp có những lời xin lỗi của cán bộ và các cơ quan chức năng đến người dân, như TPHCM xin lỗi nữ du khách Ai Cập bị cướp, sau đó là Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát xin lỗi vì phát ngôn gây sốc về thực phẩm bẩn và mới đây nhất là trung úy cảnh sát gửi lời xin lỗi cô gái vì hành động nhổ nước bọt.

  • Cty Maison: Cần có văn hóa “xin lỗi”!

    Cty Maison: Cần có văn hóa “xin lỗi”!

    24/09/2013 8:04 PM

    Sự việc một khách hàng tại Hà Nội mua phải bánh đã hết hạn sử dụng của Cty CP bánh ngọt Maison VN (Cty Maison) trên 1 đại lý bán hàng ở đường Nguyễn Khánh Toàn với giá 1,29 triệu/hộp đang khiến dư luận bất bình không chỉ vì chất lượng sản phẩm mà cả cách “hành xử” của DN với người tiêu dùng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu Việt Nam. Cung cấp thông tin bất động sản, thông tin mới nhất thị trường nhà đất và mua bán nhà đất tại Việt Nam. Network CafeLand gồm có: CafeLand Nhà Đất, CafeLand TV, CafeLand Map, CafeLand Proptech….