Theo ông Jonah Levey, nhà sáng lập và Chủ tịch HĐQT Công ty VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao cấp vẫn tăng trưởng trong năm 2013. Trong quý II/2013, nhu cầu lao động trực tuyến đã gia tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực bán sỉ, bán lẻ tăng đột biến (85%); dược phẩm và công nghệ sinh học tăng 35%; bảo hiểm tăng 27%; dịch vụ khách hàng tăng 25% và tư vấn tăng 24%.
Sáu ngành nghề có nhu cầu thu hút nhân sự cấp cao trong thời gian tới là hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm, giáo dục, sản xuất, chăm sóc sức khỏe và du lịch, dịch vụ. Ba ngành trả lương cao nhất là ngành hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và dầu khí.
Trong một số lĩnh vực như ngành công nghệ thông tin, hiện đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trình độ cao và điều này dẫn đến mức lương gia tăng một cách nhanh chóng, tỷ lệ nhảy việc cao và các doanh nghiệp phải cạnh tranh để thu hút và giữ chân người tài.
Cũng theo khảo sát của VietnamWorks, có tới 54% nhân sự cao cấp tham gia khảo sát mong muốn tìm một công việc xứng tầm hơn. Tuy nhiên, cả doanh nghiệp lẫn công ty săn đầu người, tuyển dụng nhân sự cấp cao đều gặp khó vì nguồn cung không đủ cầu.
Chuyên gia nhân sự Keng Chong Yan, Viện Phát triển và Đạo tạo Châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng, chỉ cần 15% nhân viên nghỉ việc, tổn thất cũng như chi phí đào tao thay thế sẽ rất lớn. Trong khi đó, theo dự báo, đến năm 2015, vấn đề nhân sự tại Việt Nam sẽ là một thách thức lớn.
Vì vậy, các công ty không chỉ tìm cách tuyển dụng được người tài mà còn phải tìm cách giúp nhân viên hòa nhập, phát huy tối đa năng lực và không bị chi phối về tinh thần. Quan trọng hơn, khi tuyển dụng, đừng đưa ra nhiều hứa hẹn rồi không thực hiện được.
Xây dựng thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự - Doanh nghiệp phải xác định giá trị có thể mang lại cho người lao động. Người lao động chỉ muốn làm việc ở những công ty mang lại giá trị cao về vật chất lẫn tinh thần, trong đó, giá trị tinh thần như niềm tự hào và sự công nhận cho những đóng góp của họ là quan trọng nhất. - Doanh nghiệp cần phải có chiến lược hoạch định xây dựng thương hiệu đúng đắn, khai thác tối đa sức mạnh của phương tiện truyền thông, đo lường hiệu quả việc xây dựng thương hiệu… (VietnamWorks) |
Định vị giá trị tuyển dụng hay thương hiệu tuyển dụng (Employee Value Proposition-EVP) của doanh nghiệp trong việc thu hút nhân tài xem như một lời cam kết.
Theo ông Yan, doanh nghiệp nên đồng nhất thương hiệu EVP với giá trị tổ chức, tạo thêm nhiều lợi ích cho nhân viên và thực hiện lời cam kêt đó. Đây cũng là cơ sở mà doanh nghiệp tạo ra khác biệt mà những người khác không thể sao chép.
"Một công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững đều cần chiến lược xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, một số công ty chỉ chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mà lại xem nhẹ thương hiệu nhà tuyển dụng.
Một số doanh nghiệp khác thì chủ trương thương hiệu nhà tuyển dụng nên độc lập với thương hiệu doanh nghiệp. Đây là điều sai lầm vì thương hiệu tuyển dụng là một thành phần quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp, vì nó truyền đạt những thông tin về văn hóa, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp đến ứng viên, giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài về đầu quân", ông Yan giải thích.
Một thương hiệu mạnh trong tuyển dụng nhân sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như giúp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng, giảm số ứng viên không phù hợp và khi xây dựng được thương hiệu nhà tuyển dụng có uy tín, doanh nghiệp cũng sẽ dễ dàng chiêu mộ nhân tài.
Bên cạnh đó, chiến lược tốt cũng sẽ nâng cao đến 30-40% mức độ cam kết của nhân viên đối với công ty, công ty có thể trả lương thấp hơn so với mặt bằng chung vì đã có những lợi thế khác. Đồng thời, mức độ nỗ lực của nhân viên phục vụ cho công ty cũng tăng 6%, do hiệu năng làm việc tăng, và tỷ lệ nghỉ việc sẽ giảm theo.
-
Những điều nhà tuyển dụng nên tránh khi tìm kiếm nhân tài
15/10/2020 5:22 PMTuyển dụng là một quá trình dài và đầy khó khăn. Không chỉ chọn "đúng người đúng việc" mà còn phải phù hợp với nguyên tắc của công ty. Nếu như bạn đã tốn nhiều thời gian mà vẫn không thể tìm được nhân viên cho doanh nghiệp (DN) của mình, nên xem xét lại quy trình tuyển dụng và tránh xa 4 sai lầm sau.
-
5 tính từ miêu tả một ứng viên sẽ được mọi nhà tuyển dụng lựa chọn ngay lập tức
11/05/2020 8:22 AMKhi phỏng vấn tuyển dụng, các câu hỏi dành cho ứng viên thường na ná nhau. Nhưng chỉ những người tinh anh mới có thể khiến bản thân khác biệt và trở thành người được lựa chọn.
-
Năm 2019, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên có những kỹ năng này
16/01/2019 8:17 AMVới nhiều nhà tuyển dụng, tìm kiếm ứng viên chất lượng là một thử thách. Ở chiều ngược lại, các ứng viên sẽ cần trang bị kỹ năng làm việc nào để hồ sơ ứng tuyển của mình nổi bật giữa đám đông?
-
Lỗi nhỏ dễ làm phật ý nhà tuyển dụng khi xin việc
08/11/2018 10:23 AMDù thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn xin việc, ứng viên cũng khó lòng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và được nhận vào làm nếu họ mắc phải vài sai lầm nhỏ.
-
10 câu hỏi tưởng đơn giản nhưng đầy ẩn ý của nhà tuyển dụng
28/10/2018 8:56 AMĐôi khi vì chủ quan trước những câu hỏi tưởng chừng quá đơn giản và quen thuộc của nhà tuyển dụng mà bạn mất đi cơ hội tốt.
-
Năng lực của bạn đáng giá bao nhiêu và làm thế nào để thuyết phục nhà tuyển dụng để có mức lương xứng đáng?
16/04/2018 10:14 AMLương thưởng luôn là điều các ứng viên rất quan tâm khi tìm việc. Nếu bạn tự tin với năng lực của mình, bạn nhất định phải biết những điều sau để thương lượng mức thù lao xứng đáng nhất.