Nhu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp hay người công chúng được biết đến ngày càng nhiều, vì điểm chạm cảm xúc của thương hiệu cá nhân so với công chúng bao giờ cũng dễ dàng hơn. Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh đã có chia sẻ về chủ đề này.

Hồng Quang Minh xây dựng thương hiệu cá nhân nhân cho 2 nhóm nhân vật là người công chúng và các lãnh đạo công ty trong 12 năm qua. Anh đã cùng hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng và tư vấn xây dựng hình ảnh cá nhân cho rất nhiều CEO tại Việt Nam.

Theo anh, trong những năm gần đây, tại sao nhu cầu xây dựng thương hiệu cá nhân ngày càng cao, nhất là với nghệ sĩ và các chủ doanh nghiệp?

Vì thương hiệu cá nhân cũng như bộ quần áo bạn mặc khi đi trên phố vậy. Khi bạn mặc một bộ blouse, người ta biết bạn làm về y. Khi bạn mặc bộ đồ âu, mang cà vạt, họ sẽ đoán được bạn là dân công sở. Tuỳ vào mức độ bạn “mặc” một bộ đồ càng chi tiết đến đâu, người ta sẽ đoán được năng lực của bạn là gì, và khi nào người ta cần bạn? Sự phát triển của công nghệ cũng đồng nghĩa với việc người ta phải tiếp thu nhiều thông tin hơn một ngày, thời của hữu xạ tự nhiên hương đã qua, hoặc nó chỉ mang tính tương đối trong một phạm vi hẹp.

Nhưng khi nói đến làm thương hiệu, hay nghe phổ biến hơn là làm hình ảnh cá nhân, người ta nghĩ đến những người nổi tiếng nhiều hơn?

Trong chuyên môn của chúng tôi, đó gọi là được biết đến nhiều hơn, được “nhận diện” trong cộng đồng của mình. Nếu bạn là một người kĩ sư, bạn không thể được biết đến theo cách một ca sĩ được biết đến trên sân khấu hay truyền hình, điều đó là không thể. Nhưng bằng một bản năng tự nhiên, bạn muốn được biết đến ít nhất là ở phòng ban, công ty mà bạn làm việc. Và hiện nay, có rất nhiều những cộng đồng mở trên mạng xã hội, trên các nền tảng kết nối nghề nghiệp, để ai cũng tham gia được.

Vậy với những người bình thường, họ phải bắt đầu như thế nào?

Tôi nghĩ phải có “chiến lược”. Nói chiến lược nghe có vẻ to tát, nhưng đối với việc xây dựng thương hiệu cá nhân, một người thầy trong ngành truyền thông của tôi từng nói, “chiến lược là lược đi để chiến”. Điều này cũng tương đồng với cách thức mà tôi tư vấn cho các khách hàng của mình, đó là “truyền thông từ lõi”. Hãy thử dành ra vài phút để nghĩ xem, cái “lõi” tương đối khác biệt của mình so với những người khác cùng ngành nghề là gì, về chuyên môn, thái độ, thông điệp, hay đôi khi đơn giản chỉ là cách trao đổi về một vấn đề.

Khi nào anh biết khách hàng của mình hài lòng?

Chính việc đã trải qua một thời gian tìm hiểu tâm lý đa dạng các khách hàng khác nhau, nên tôi cảm nhận được tương đối họ đã hài lòng hay chưa. Có người cười, có người cảm ơn, mời đi ăn, có người vẫn “phê bình” nhưng tôi biết họ muốn mình làm tiếp.

Theo anh đâu là thời điểm để công việc xây dựng thương hiệu cá nhân trở nên phổ biến?

Thực ra như nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia có sự đa dạng về vị trí xã hội, nghề nghiệp, học thức, các quốc gia có sự bùng nổ về công nghệ, họ làm điều này lâu rồi và rất quen. Hiếm có CEO hay chủ tịch nào trên thế giới là bí ẩn, ít có quốc gia nào mà những người lãnh đạo các công ty khó “nhận diện” như ở Việt Nam. Các CEO nên hiểu sâu sắc rằng, thương hiệu cá nhân là tấm “áo khoác” của mình.

Đôi khi họ không muốn cuộc sống của mình trở nên ồn ào, không muốn xuất hiện trên phương tiện truyền thông hay bất kỳ nền tảng nào thì sao?

Tôi cũng từng có khoảng thời gian đấu tranh rất nhiều, thậm chí tranh luận với khách hàng của mình những điều mà bạn hỏi. Nhưng bằng kết quả những case mà công ty của tôi, là London & Hong đã thực hiện, thì tôi hiểu rõ ràng rằng, làm thương hiệu luôn cần thiết.

Anh thường nói thế nào với những người nghi ngờ việc xây dựng hình ảnh cá nhân?

Kết quả không nói dối. Một trong những người xây dựng hình ảnh cá nhân thành công nhất lịch sử là Donald Trump. Tôi nghĩ ông ấy là một người viết sách và sử dụng mạng xã hội thành công nhất thế giới trong 20 năm qua, dù sự nghiệp kinh doanh còn nhiều điều tranh cãi. Ngày nay công chúng không có quá nhiều thời gian để kiểm chứng, đôi khi họ chỉ kịp nhìn và nghe 1 người nói vài câu trước khi đưa ra quyết định có hợp tác hay không.

Theo Dân Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.