Vấn đề nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lại được nhắc tới và một lần nữa gợi ra những hy vọng mới.

Đầu tháng 6, thị trường chứng khoán (TTCK) lại trải qua những phiên ấn tượng, với VN-Index liên tục tăng lên 527 điểm (ngày 7/6) và giá trị giao dịch trên hai sàn tiếp tục ở mức khá cao, trung bình 1.500 - 1.600 tỷ đồng/ngày. Đà tăng này được hỗ trợ từ nhiều tin tốt. Trong đó, thông tin nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐT) được xem là tích cực, có giá trị nâng đỡ thị trường.

Nới room cho NĐT ngoại thực ra không phải là tin mới. Trong 8 nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và TTCK mà Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) công bố hồi đầu năm, có nhắc tới thông tin này và nhận được nhiều đồng tình tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF).

Theo Nhóm Công tác thị trường vốn của VBF, đã đến lúc cho phép NĐT nước ngoài được sở hữu đến 100% cổ phần trong các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành phù hợp với lộ trình cam kết WTO của Việt Nam. Một thị trường mở thực sự không nên tồn tại sự hạn chế về tỷ lệ sở hữu đối với NĐT nước ngoài.

Trả lời báo chí, ông Vũ Bằng, Chủ tịch UBCK, xác nhận đã giúp Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch nới room này và việc đệ trình phương án nới room lên Chính phủ dự kiến sẽ diễn ra vào tháng tới. Mục đích là thông qua chính sách này để thu hút NĐT nước ngoài nhiều hơn.

Hiện tại, giá trị vốn hóa của TTCK Việt Nam chỉ đạt 44,6 tỷ USD, nhỏ hơn 14 lần so với thị trường Singapore. Ông Vũ Bằng tin tưởng, khi kế hoạch nới room được đưa ra bàn thảo chính thức, nới room sẽ không còn dừng ở việc kiến nghị.

Dự kiến, Chính phủ và các cơ quan liên quan sẽ cùng bàn thảo về nhóm ngành áp dụng, tỷ lệ room sẽ nới lỏng. Kế hoạch cũng sẽ bao gồm việc cho phép NĐT ngoại mua cổ phần không có quyền biểu quyết để tăng tỷ lệ nắm giữ.

Có lẽ các quỹ đầu tư nước ngoài như Dragon Capital sẽ háo hức nhất với tin này. Bởi nếu việc nới room áp dụng, nguồn vốn ngoại rót vào các công ty đại chúng sẽ không bị khống chế ở tỷ lệ 49% vốn điều lệ như trước đây. Điều này đồng nghĩa, NĐT nước ngoài có cơ hội tham gia hoặc gia tăng sở hữu ở những doanh nghiệp mà họ đánh giá cao.

Được biết, nhiều cổ phiếu được khối ngoại ưa thích như Vinamilk (VNM), Dược Hậu Giang (DHG), Dược Domesco (DMC)... đều luôn kín room. Và dòng tiền ngoại luôn chờ đợi các đợt phát hành thêm cổ phiếu, thoái vốn của cổ đông để được sở hữu và gia tăng sở hữu ở các cổ phiếu này.

Ở góc độ bao quát hơn, nhiều NĐT tin tưởng nới room cho NĐT nước ngoài sẽ thúc đẩy thanh khoản thị trường. Cụ thể, khi mở room, dòng tiền khối ngoại sẽ đổ mạnh vào chứng khoán, kích thích dòng tiền trong nước tham gia theo.

Từ đây, thanh khoản thị trường gia tăng, giá cổ phiếu trở nên hấp dẫn và nguồn tiền từ vàng, tiết kiệm, ngoại tệ, bất động sản có động lực để chuyển sang chứng khoán. Thực tế, dòng tiền ngoại đã liên tục mua ròng từ đầu năm đến nay, với tổng giá trị khoảng 4.850 tỷ đồng, tương đương 244 triệu USD.

Theo thống kê, đây là mức giao dịch cao nhất kể từ năm 2008. Tuy dòng tiền này tính ra chỉ chiếm 5% giá trị giao dịch toàn thị trường, nhưng theo nhận định của các chuyên gia, giao dịch của khối ngoại đã là một trong những lực kích thích dòng tiền trong nước tăng mạnh.

Theo thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, dòng tiền trong các tháng của năm 2013 luôn cao đáng kể, thậm chí giá trị giao dịch trong tháng 1, tháng 5/2013 còn gấp đôi so với mức giao dịch trung bình của năm 2012.

Một khi TTCK khởi sắc, tình trạng nợ xấu ở ngân hàng, bất động sản "đóng băng..." có hy vọng được cải thiện. Một số chuyên gia còn tin, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ và gói kích cầu, mở room cho NĐT nước ngoài sẽ là một chính sách quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt với TTCK.

Tuy nhiên, sự dè dặt trong triển khai nới room nước ngoài cũng bị e ngại "như con dao hai lưỡi". Bởi vì, nếu áp dụng không khéo, việc nới room có thể sẽ tạo những sơ hở cho các hoạt động thâu tóm, thao túng doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tuy nhiên, nhìn vào danh mục đầu tư của khối ngoại, đa số các khoản tiền đều được rót vào các đơn vị làm ăn tốt, thuộc những ngành hấp dẫn như hàng tiêu dùng, dược phẩm, nhựa...

Ngay những khoản đầu tư thuần túy tài chính cũng có sự chọn lọc kỹ càng. Nghĩa là việc nới room trên thực tế không có tác dụng hỗ trợ cho mọi doanh nghiệp. Chỉ doanh nghiệp thực sự tốt mới được NĐT nước ngoài chú ý.

Thu Hoa (Doanh nhân Sài gòn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Người Việt vẫn chưa được vào casino, nhà đầu tư nước ngoài kém vui

    Người Việt vẫn chưa được vào casino, nhà đầu tư nước ngoài kém vui

    10/09/2016 10:02 AM

    Việc Việt Nam chưa dỡ bỏ lệnh cấm người dân trong nước vào casino có thể sẽ cản trở vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này, hãng tin CNBC dẫn lời giới phân tích trong một bản tin mới đây.

  • Bán hết cho nước ngoài: Nguy cơ tiêu tan thương hiệu Việt

    Bán hết cho nước ngoài: Nguy cơ tiêu tan thương hiệu Việt

    07/09/2016 1:26 PM

    Rất nhiều ngành kinh doanh của Việt Nam đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài và nguy cơ các thương hiệu Việt tầm vóc quốc gia sẽ còn tiếp tục biến mất ngày càng rõ nét khi mà yêu cầu thoái vốn bức thiết còn các doanh nhân Việt không đủ sức và nhiều khi cũng không mặn mà nắm giữ.

  • Startup Việt thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    Startup Việt thu hút nhà đầu tư nước ngoài

    18/08/2016 9:25 AM

    Hơn 40 đại diện của các quỹ đầu tư (ĐT) đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ), Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore... như Unitus Impact, Monks Hill Ventures, Catcha Ventures, NSI Ventures, AMUN Capital... đã góp mặt tại Topica Founder Showcase 2016, một sự kiện kêu gọi vốn ĐT do Topica Founder Institute Vietnam (TFI) tổ chức tuần qua.

  • Việt Nam có nhiều thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch

    Việt Nam có nhiều thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch

    13/07/2016 11:27 AM

    So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp tự nhiên hấp dẫn và tình hình chính trị ổn định. Đây là những yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này.

  • Nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu về kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam

    Nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu về kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam

    19/05/2016 1:53 PM

    CafeLand - Nhà đầu tư nước ngoài có quyền kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam. Quy định của pháp luật về hình thức hoạt động, điều kiện hay những ưu đãi từ phía nhà nước là những vấn đề cần được lưu ý khi đầu tư trong lĩnh vực này.

  • Tỷ phú Li Ka-shing cảnh báo Brexit

    Tỷ phú Li Ka-shing cảnh báo Brexit

    19/03/2016 8:11 AM

    Khi tương lai của Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ được định đoạt bằng cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào tháng 6 tới, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại vương quốc này đã lên tiếng kêu gọi bỏ phiếu chống.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.