Thatcher luôn tâm niệm và làm theo lời dạy của cha: Đừng bao giờ bám đuôi đám đông, tốt hơn là kéo đám đông về phía mình.

Margaret Thatcher là người phụ nữ châu Âu đầu tiên trở thành Thủ tướng, ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử thế giới. Bà cũng là nhân vật chính trị có ảnh hưởng lớn ở xứ sở sương mù và có tên trong cuốn sách 10 người đàn bà làm chấn động thế giới. Cho đến tận hôm nay, mọi người vẫn truyền tụng nhau danh hiệu “người phụ nữ thép” không chân mà đi, vang danh bốn biển.

Thanh danh nhờ giáo dục từ cha

Margaret Roberts cất tiếng khóc chào đời vào ngày 13/10/1925, trong một căn gác nhỏ ở thành phố Grantham, phía bắc London. Ngôi nhà vừa là tiệm may, kiêm luôn cửa hàng bán trà. Nhu cầu sinh hoạt thiếu thốn đến mức cả nhà không có nước nóng lẫn toilet.

Ông nội và cha Margaret đều là những tiểu thương buôn bán kiếm sống qua ngày. Cha bà từ nhỏ thất học và đã phải nếm trải bao cực nhục của kẻ không có văn hóa nên rất coi trọng việc giáo dục cho Thatcher và chị của bà. Ông quản lý thời gian rất nghiêm ngặt. Ngày chủ nhật cũng cấm cửa không cho hai chị em đi xem phim.

Có lúc, Thatcher than thở: “Các bạn của con ai cũng được đi xem phim cả!”, cha bà nghiêm khắc nói: “Con tất nhiên phải có chủ kiến của mình”. Nhờ sự giáo dục khuôn phép của cha mẹ, cho đến tận khi bước vào giảng đường đại học, Thatcher vẫn chưa từng tham gia khiêu vũ. Phần lớn thời gian, bà đều dành cho việc học tập.

Ngay từ nhỏ, Thatcher và Muril – chị của bà đã phải nai lưng giúp cha mẹ làm việc. Năm Thatcher 10 tuổi, bà đến cửa hàng tạp hóa của cha mẹ đỡ đần việc buôn bán. Lớn lên một chút, bà được mẹ dạy nấu cơm, xào mì, giặt quần áo, thu xếp, dọn dẹp nhà cửa. Mới cắp sách tới trường, bà đã học cách tự sắp xếp, lo toan lấy cuộc sống, thậm chí một mình tiếp khách khi cha mẹ vắng nhà.

Cha bà - ông Alfred Roberts, là người thầy đầu tiên trong đời đã dạy bà những phẩm chất của một nhà lãnh đạo. Đó là khả năng chịu đựng, lòng dũng cảm và sự cứng rắn. Ông luôn dạy con gái rằng: Muốn tồn tại, đừng bao giờ ngừng làm việc, đừng bao giờ mất bình tĩnh, đừng bao giờ nói công khai về những thất bại của mình. Một lời dạy của cha được Thatcher ghi tâm khắc cốt là đừng bao giờ bám đuôi đám đông. Tốt hơn là kéo đám đông theo mình. Margaret từng nói: “Tất cả những gì mà tôi đạt được là nhờ cha tôi, nhờ sự giáo dục, nhờ những điều răn dạy của ông”.

Người phụ nữ gợi cảm

Cách đây ít năm, một tờ báo ở Anh đã công bố danh sách xếp hạng “10 phụ nữ Anh gợi cảm nhất thế giới" do người dân Anh bình chọn, người ta thấy có tên của nữ chính khách Margaret Thatcher. Bà Margaret có sở thích đặc biệt với thời trang và có một tâm hồn rất nhạy cảm bên trong vẻ khô cứng mạnh mẽ và nam tính.

Cuộc sống gia đình không lấy gì làm dư dả nên ngay từ khi được cắp sách tới trường, Margaret đã có ý thức phải học thật giỏi để thoát nghèo. Bà sớm tham gia hoạt động xã hội và vươn ra khỏi quê hương để kiếm sống. Cô bé Margaret Roberts thường hay tiết kiệm số tiền còn lại từ những bữa ăn sáng ở trường làm “quỹ riêng”.

Chưa bao giờ cô nghĩ đến việc mua cho mình một cái áo mới hay đi xem phim cùng bạn bè. Một lần cô bé đã chiến thắng trong kỳ thi thơ, khi trao giải thưởng, cô giáo nói: “Em thật may mắn, Margaret!”. Thủ tướng tương lai của nước Anh lập tức đáp lại: “Tại sao lại là may mắn? Em xứng đáng được như vậy!”.

Năm 18 tuổi, bà thi vào Học viện Sommevil của Đại học Oxford, một trong những trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới. Cố Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi cũng từng được rèn luyện từ môi trường này. Vừa bước chân vào Đại học Oxford, bà tham gia vào Câu lạc bộ Đảng Bảo thủ của trường học, kết mối duyên không lý giải được với chính trị.

Năm thứ hai, nhân kỳ nghỉ hè trở về quê cũ, Thatcher ra sức làm việc kiếm tiền. Bằng số tiền dành dụm được, bà mua một chiếc xe đạp, rong ruổi hoạt động khắp nơi. Ở Đại học, thành tích học tập của bà đứng hàng thứ hai trong lớp, đồng thời là “phần tử kích động” nổi tiếng cả trường. Năm thứ ba, bà được bầu là chủ tịch Hiệp hội Đảng Bảo thủ ở Đại học Oxford. Năng lực tổ chức và khả năng hùng biện của bà nhanh chóng có đất dụng võ. Một lần, có người bạn nói với bà rằng: “Nghe bạn diễn thuyết, tôi có cảm giác như bạn là một Nghị viên”.

Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đến bộ phận hóa học làm việc, sinh sống và tích cực tham gia hoạt động chính trị. Cứ cuối tuần, trên chiếc xe đạp cũ kỹ, bà rong ruổi đến tận Thủ đô London cách đó hơn 100km, tham gia hoạt động của Đảng Bảo thủ.

“Bà đầm thép” Margaret Thatcher

Công khai “khiêu chiến”

Ước mơ theo đuổi chính trị gia của bà, cuối cùng cũng được đền đáp. Năm 1948, trong Đại hội hàng năm của Đảng Bảo thủ tổ chức tại London, Thatcher trở thành người tranh cử Nghị viên khu Duutfawx. Lúc này bà mới 23 tuổi, là người tranh cử Nghị viên trẻ tuổi nhất nước Anh.

Cuộc tranh cử tuy không thành công, nhưng cuộc sống cá nhân của Thatcher có nhiều thay đổi. Bà luôn luôn tin lời của một nhà chiêm tinh rằng, nhất định bà sẽ trở thành Thủ tướng của nước Anh, thậm chí còn vượt cả Churchil. Từ đó bà vẫn luôn tham gia hoạt động chính trị và quyết tâm trở thành Thủ tướng của đất nước thực dân này.

Mười năm trôi qua là mười năm Thatcher không ngừng nỗ lực vươn lên. Đúng như lời tiên liệu, năm 1959, Thatcher gặp được cơ hội khi Đảng Bảo thủ khu Fenchrichen lựa chọn Ủy viên hội. Trong cuộc tuyển chọn, bà đánh bại rất nhiều đối thủ để giành được một vị trí. Đây là khởi điểm cho con đường chính trị của bà, năm đó bà 34 tuổi.

Hạ tuần tháng 1/1960, lần thứ nhất Thatcher bước lên bục diễn thuyết để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người. Với phong cách tao nhã, bà đưa ra một đề án, không cần bản thảo, nội dung mang tính tranh luận cao. Thông qua biện luận và biểu quyết, đề án giành thắng lợi áp đảo với 152 phiếu đồng ý/ tổng 191 phiếu. Từ đó, Thatcher nhanh chóng trở thành nhân sĩ nổi tiếng của cả nước.

Đảng Bảo thủ sau khi thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1974, trong Đảng nhiều người hy vọng Hiss, lãnh tụ Đảng từ chức. Vốn là cây đa cây đề nên không một ai dám hy vọng tranh giành địa vị lãnh tụ với Hiss. Margaret rất được Hiss tín nhiệm và trọng dụng. Tuy nhiên bà không tán thành với chủ trương của Hiss. Sau khi suy nghĩ cặn kẽ, bà quyết định khiêu chiến với quyền uy.

Một hôm, Margaret đến văn phòng làm việc của Hiss, nói với Hiss một cách lễ độ: “Thưa ngài, tôi đến khiêu chiến với ngài!”. Lúc đó, Hiss mắt tròn mắt dẹt, chỉ biết cười thật to để xoa dịu. “Sự việc này thông thường đều làm trong âm thầm, bà lại hành động rất gan dạ, đáng được gọi là thẳng thắn”, một người bạn của Thatcher kể lại.

Trước đây, Hiss hoàn toàn không phòng bị để đối phó với sự khiêu chiến của Thatcher. Tuy nhiên, khi ông nhận ra sự uy hiếp nghiêm trọng đến địa vị của mình thì đã quá muộn. Kết quả bỏ phiếu lần đầu, bà Margaret giành được 130 phiếu, còn Hiss chỉ được 119 phiếu. Hiss đành ngậm cay đắng từ chức. Sau hai đợt bỏ phiếu, bà trúng cử làm nữ lãnh đạo Đảng đầu tiên trong lịch sử Đảng Bảo thủ nước Anh.

Sau khi Margaret nhậm chức, bà chú ý nhiều hơn đến hình thức hoàn mỹ của mình. Dưới kiến nghị của trợ thủ, bà mời giáo sư ở Viện kịch quốc gia đến nhà luyện âm, sửa đổi thanh điệu diễn thuyết. Bà tiến hành thay đổi ban lãnh đạo của Đảng, bổ sung kinh nghiệm trên phương diện ngoại giao và nội chính. Trong vòng 10 tháng sau khi cầm quyền, bà 12 lần đi thị sát khắp nơi trong cả nước và thăm viếng 6 nước châu Âu, Bắc Mỹ.

Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1979, Đảng Bảo thủ cuối cùng cũng đánh bại Công đảng, Thatcher trở thành Thủ tướng nhiệm kỳ thứ 50 tính từ Robert Oelba trở đi, cũng là vị nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử nước Anh và châu Âu. Lúc đó Indira Gandhi – đương kim Thủ tướng Ấn Độ cũng đánh điện chúc mừng bà.

Người ta đã gọi vị nữ Thủ tướng duy nhất của lịch sử Anh là “Bà đầm thép” với hàm ý ngưỡng mộ tính cứng rắn, mạnh mẽ của bà. Bà là vị Thủ tướng Tây Âu đầu tiên gặp gỡ Gorbachev. Dưới thời của bà Thatcher, quan hệ giữa hai nước Mỹ - Anh khá khăng khít. Tuy nhiên, bà có lần từng cao giọng với người đứng đầu Nhà Trắng là Tổng thống Reagan vì đã nuốt lời khi đưa quân sang xâm lược Grenada nằm trong khối Liên hiệp Anh do nữ Hoàng Elizabeth đứng đầu. Giữa bà và Hoàng gia Anh có mối quan hệ khá phức tạp.

Nữ hoàng Anh Elizabeth vẫn luôn cho rằng bà là vị Thủ tướng xuất sắc nhất nhưng giữa họ lại có những xích mích khi trò chuyện. Nữ hoàng Anh không tìm thấy ở nữ Thủ tướng sự thấu hiểu về nội tâm trong khi Thatcher luôn tỏ ra mềm mỏng và kiên quyết mỗi lần diện kiến nữ hoàng. Giữa bà và hoàng tử Chales luôn bất đồng trong quan điểm về vai trò và vị trí của nước Anh trong cộng đồng châu Âu.

Ban ngày là Thủ tướng, tối về làm nội trợ

Tuy là “người phụ nữ sắt” trên chính trường nhưng Margaret vẫn xách giỏ ra chợ mua rau, và nói chuyện thân thiết cùng mọi người. Một lần trong lúc đang dự hội nghị, bà Thatcher nhìn đồng hồ tay, lẩm bẩm nói: “Vẫn còn kịp giờ vì cửa hàng chưa đóng cửa”. Mọi người sửng sốt hỏi bà làm gì, bà nói: “Đến cửa hàng mua thịt hầm”. Có người khuyên bà để thư ký đi mua, bà nói: “Không được, tôi phải đích thân đi mua. Chỉ có tôi mới biết được chồng tôi thích ăn loại thịt nào”. Bữa cơm tối, bà tự tay thường xuống bếp nấu nướng những món ngon.

“Cuộc sống gia đình hạnh phúc hay không, sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với cá nhân. Giọt máu hơn ao nước, người trong nhà bao giờ cũng thân hơn người ngoài, quan trọng là cùng quan tâm chăm sóc lẫn nhau”, bà Thatcher từng nói.

Theo Người Đưa Tin
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Tân nữ Thủ tướng Anh cứng rắn hơn cả “bà đầm thép” Margaret Thatcher?

    Tân nữ Thủ tướng Anh cứng rắn hơn cả “bà đầm thép” Margaret Thatcher?

    15/07/2016 9:42 PM

    Hôm 13/7, Bộ trưởng Nội vụ Anh Theresa May đã chính thức trở thành nữ Thủ tướng thứ hai của nước Anh. Nhiều người nhận xét bà còn cứng cỏi hơn cả nữ Thủ tướng thứ nhất, “bà đầm thép” Margaret Thatcher.

  • 'Bà đầm thép” Thatcher là người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

    'Bà đầm thép” Thatcher là người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới

    02/12/2015 11:01 AM

    Cựu Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Margaret Thatcher đã vượt qua 2.000 người phụ nữ khác trở thành người phụ nữ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới trong 200 năm qua.

  • Báo Mỹ ví chủ tịch Vinamilk là ‘Margaret Thatcher của Việt Nam’

    Báo Mỹ ví chủ tịch Vinamilk là ‘Margaret Thatcher của Việt Nam’

    21/06/2015 7:14 AM

    Trong bài viết đăng ngày 17.6, hãng tin CNBC (Mỹ) đã gọi bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch tập đoàn Vinamilk, là 'nữ hoàng ngành sữa' hay 'Margaret Thatcher của Việt Nam' vì ảnh hưởng của bà đối với ngành công nghiệp sữa, cũng như sự thay đổi về thói quen ăn uống của người Việt.

  • Những nhân vật kiệt xuất qua đời trong năm 2013

    Những nhân vật kiệt xuất qua đời trong năm 2013

    24/12/2013 3:01 PM

    Nữ thủ tướng đầu tiên của Anh Margaret Thatcher, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp là những chính trị gia lỗi lạc đã qua đời trong năm 2013.

  • Shinzo Abe sẽ là "Margaret Thatcher" của Nhật?

    Shinzo Abe sẽ là "Margaret Thatcher" của Nhật?

    31/10/2013 4:55 PM

    Ông Shinzo Abe được kì vọng là "Margaret Thatcher" của Nhật Bản và tình hình kinh tế, chính trị ở xứ hoa anh đào sẽ chuyển biến ra sao... là câu hỏi, mà dư luận quốc tế quan tâm.

  • Margaret Thatcher nổi tiếng và mang tiếng

    Margaret Thatcher nổi tiếng và mang tiếng

    13/04/2013 8:58 PM

    Cựu thủ tướng Anh Margaret Thatcher là một trong những chính khách đặc biệt nhất ở nước Anh và trên thế giới trong thế kỷ 20. "Người đàn bà thép", như biệt danh mà một tờ báo của Nga đã gán đặt cho bà, đã qua đời ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.