Mỹ đang tính tới khả năng sẽ để "người láng giềng" Canada đứng ngoài tiến trình hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong bối cảnh Washington thất vọng trước việc hiện vẫn chưa thể đạt được tiến triển với Ottawa trong những quy định về thương mại nông sản giữa hai bên.

Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Trong khi Canada chưa thúc đẩy kế hoạch cắt giảm các rào cản thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp thì từ phía Mỹ, một số thượng nghị sỹ đã gặp Đại diện Thương mại Michael Froman để thúc giục ông “tiếp tục đàm phán TPP mà không cần có sự tham gia của Canada.”

Phía Mỹ cho rằng đàm phán TPP với Canada chỉ ​có thể diễn ra khi Ottawa có động thái nghiêm túc trong việc mở rộng cửa đối với các sản phẩm sữa, gia cầm và thị trường nông nghiệp.

Đáp lại lời kêu gọi này, Đại diện Froman cho hay ông vẫn muốn Canada cùng tham gia đàm phán TPP nhưng Washington đang "sẵn sàng cho mọi tình huống.”

Về phía Canada, Max Moncaster, phát ngôn viên của Bộ trưởng Thương mại Canada Ed Fast, nói với hãng tin Reuters rằng Ottawa sẽ tiếp tục làm việc với tất cả các đối tác ven Thái Bình Dương để đưa hiệp định đầy tham vọng này đến đích.

Phát ngôn viên này cũng nhận định TPP, nếu trở thành hiện thực, sẽ mang lại công ăn việc làm và sự thịnh vượng cho người dân Canada, nhưng đất nước sẽ "tiếp tục thúc đẩy và bảo vệ các quyền lợi thương mại của mình trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có việc quản lý nguồn cung ứng.

Mỹ sẽ tổ chức một cuộc họp các bộ trưởng thương mại TPP vào các ngày 28-31/7 tới tại Hawaii, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Barack Obama hy vọng sẽ có thể kết thúc tiến trình đàm phán TPP, hiệp định mà nếu đạt được sẽ chiếm tới 40% Tổng sản lượng kinh tế của thế giới, trải dài từ Nhật Bản đến Chile./.

Phương Nga (TTXVN)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    Anh muốn tham gia TPP sau khi rút khỏi EU

    03/01/2018 7:45 PM

    Gần đây, Anh tổ chức một cuộc hội đàm không chính thức, bàn về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

  • “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    “Cứu sống” TPP mới chỉ là bước đầu

    13/11/2017 10:26 PM

    Tất các nước đều phải xem xét đánh giá lại yêu cầu, lợi ích cũng như những điểm cân bằng để duy trì hiệp định này ở chất lượng cao.

  • Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    Đàm phán về TPP giữa 11 nước đã gần đi đến đích cuối cùng

    03/11/2017 9:27 PM

    Theo trang tin Globe and Mail của Canada, các cuộc đàm phán về việc thực thi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 11 nước (không bao gồm Mỹ) đã gần đi đến đích cuối cùng trước thềm Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam.

  • Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    Chưa thể đạt được thỏa thuận về hiệp định sẽ thay thế TPP trong năm nay

    11/09/2017 2:26 PM

    Thay vào đó, bộ trưởng các nước tham gia đàm phán RCEP cho biết họ sẽ cố gắng để đạt được những bước tiến lớn vào tháng 11 tới.

  • TPP liệu có tan rã?

    TPP liệu có tan rã?

    23/03/2017 8:52 PM

    Bất chấp tuyên bố mạnh mẽ, bộ trưởng thương mại các nước trong cuộc họp tại Chile tuần trước vẫn phải chấp nhận thực tế là triển vọng Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang rất yếu...

  • Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    Bloomberg: Kinh tế Việt Nam hướng đến láng giềng khi Mỹ rút khỏi TPP

    29/01/2017 7:10 PM

    Hiệp định TPP bất thành "sẽ khiến chúng tôi phải mở rộng sang các thị trường khác", ông Nguyễn Đức Kiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội cho biết trên Bloomberg, "Chúng tôi có nhiều tiềm năng tăng xuất khẩu" sang các thị trường tại ASEAN, hoặc "một số quốc gia trong khu vực có hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương, như Hàn Quốc hay Nhật Bản".

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.