Facebook từng được đề nghị mua với giá 1 tỷ đô, nhưng ông chủ trẻ Mark Zuckerberg, khi đó mới 22 tuổi, đã từ chối lời đề nghị hấp dẫn đó một cách dứt khoát.

Mark Zuckerberg đã từng từ chối bán Facebook với giá 1 tỷ USD. Ảnh: intertet

Peter Thiel, một doanh nhân, một nhà đầu tư mạo hiểm và cũng là người đồng sáng lập Facebook kể lại rằng: “Thời điểm quan trọng đối với tôi trong lịch sử của Facebook là vào tháng 7/2006 (Facebook mới được 2 tuổi). Khi đó, Facebook còn là một trang web của một sinh viên đại học với khoảng 8 hay 9 triệu thành viên tham gia. Mặc dù mang lại doanh thu 30 triệu USD nhưng nó không phải là lợi nhuận. Và chúng tôi nhận được một lời đề nghị mua lại Facebook từ Yahoo với giá 1 tỷ USD”.

Sau lời đề nghị, ba người nằm trong Hội đồng quản trị khi đó là Zuckerberg, Thiel, và Jim Breyer đã gặp nhau vào một sáng thứ Hai để quyết định số phận của Facebook.

“Cả Briar và tôi đều nghĩ rằng nên bán Facebook để lấy số tiền khổng lồ”, Thiel nhớ lại. “Nhưng Zuckerberg bắt đầu cuộc họp như thế này: Đây chỉ là một cuộc họp hội đồng quản trị nhanh chóng và không quá 10 phút. Chúng ta chắc chắn một điều là không bán”. Vào thời điểm đó, Zuckerberg là 22 tuổi.

Thiel đã chỉ ra rằng: “Chúng ta nên nói về điều này. Một tỷ đô la là con số rất lớn”. Cả Thiel và Breyer đều cố thuyết phục Zuckerberg: “Bạn sở hữu 25% và bạn làm được rất nhiều thứ từ số tiền đó”.

“Tôi không biết làm gì với số tiền đó, tôi chỉ biết bắt đầu với một trang web mạng xã hội giống như tôi đã và đang làm”, đó là những gì mà Thiel đã nghe từ Zuckerberg sau lời đề nghị bán Facebook.

Thiel nhớ rất rõ lại thái độ của Zuckerberg lúc đó: “Yahoo không có ý kiến dứt khoát về tương lai. Họ không đánh giá đúng những giá trị phía sau, vì vậy họ đánh giá thấp Facebook”.

Kể lại câu chuyện này, Thiel muốn mọi người thấy một doanh nhân thành công nhất đã hành động như thế nào. Ông nói rằng những doanh nghiệp tốt nhất, như Zuckerberg, có một cái nhìn dứt khoát về tương lai và kế hoạch của họ. Họ, dù muốn dù không, cũng không theo đuổi may mắn, bằng cách sử dụng các số liệu thống kê, xác suất, để vấp ngã.

“Tất cả chúng ta phải làm việc để hướng tới tương lai. Điều đó có thể thúc đẩy và truyền cảm hứng cho con người thay đổi thế giới”, Thiel nói. Trong trường hợp này, “May mắn là “đũa thần” giúp chúng tôi vượt qua khó khăn, nhưng không có điều gì khiến chúng tôi ngừng tất cả những suy nghĩ của mình”.

Quyết định số phận Yahoo-Facebook khiến Thiel có một chút lo lắng. Nhưng cuối cùng ông đã đi cùng Zuckerberg vì, ông nói, “khuôn khổ của Quỹ đầu tư của ông là luôn luôn đứng phía sau người sáng lập”.

Ngay sau khi từ chối lời đề nghị của Yahoo, Thiel phải chịu đựng nhiều lời chế giễu: “Làm thế nào bạn có thể có một người giám đốc điều hành mà không biết khi nào nên bán công ty?”, “Đây là những gì bạn được khi bạn có một giám đốc điều hành 22 tuổi”.

Lời giải thích hợp lí vào thời điểm đó là: Trong lịch sử của Yahoo, họ đã 2 lần đề nghị mua bằng 1 tỷ đô đều bị bác bỏ. Đó là eBay và Google. “Ít nhất tôi có thể làm một cuộc tranh luận rằng mọi trường hợp Yahoo đề nghị mua với giá 1 tỷ đồng đều bị bác bỏ. Cho nên điều đó đáng để làm”. Thiel nói.

Nhưng bây giờ, khi Thiel nhìn lại các khoản đầu tư khác nhau của Quỹ sáng lập, những người thành công nhất là những người có dự định cho tương lai và là những người không bán “đứa con” của mình như: LinkedIn, Palantir và SpaceX. “Những doanh nghiệp thành công nhất đều có ý tưởng cho tương lai cho dù nó rất khác với hiện tại chẳng mấy tốt đẹp, nếu không nói là không có giá trị”, ông nói.

Theo doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.