Ảnh minh họa.
Hôm qua (30/7), Huawei đã phát đi thông tin về mức độ tăng trưởng ấn tượng của mình trong bối cảnh đang bị Mỹ cấm vận. Con số hơn 23% được hãng cho biết đến từ các mảng hạ tầng viễn thông, dịch vụ điện toán và điện tử tiêu dùng.
Thế nhưng, như bao hãng lớn khác, họ cũng chọn “số đẹp” để công bố. Còn nhiều chỉ tiêu khác đang thể hiện những vấn đề mùa Huawei gặp phải.
Trang TechCrunch đã chỉ ra nhiều tín hiệu xấu mà Huawei không nói đến.
Đầu tiên là về tăng trưởng doanh thu. Hãng công nghệ Trung Quốc cho biết tăng trưởng doanh thu của họ là 23,2%. Nhưng trong quý I/2019, tăng trưởng doanh thu của Huawei đã tăng 39%, như vậy tăng trưởng quý II đã gây ảnh hưởng, kéo tụt tăng trưởng của nửa đầu năm 2019.
Về tăng trưởng điện thoại thông minh hằng quý, Huawei đang là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Samsung nhưng đã vượt qua Apple.
Báo cáo hôm qua của Huawei cho biết họ đã bán 118 triệu smartphone trong 6 tháng đầu năm 2019, tăng 24% so với năm trước.
Quý I Huawei đã bán được 59 triệu điện thoại, như vậy sang quý II, hãng cũng đã bán được khoảng 59 triệu máy, và từ quý I sang quý II hoàn toàn không tăng trưởng.
Đây chính là vấn đề lớn vì ở các năm trước quý II luôn là thời điểm Huawei tung ra các dòng máy cao cấp để cạnh tranh với các hãng khác.
Ví dụ năm ngoái là mẫu máy P20 đã giúp cho doanh số quý II/2018 tăg 38% so với quý I. Còn năm nay với P30, Nova 4… tăng trưởng lại không có.
Doanh số smartphone của Huawei quý II/2019 không tăng so với quý I.
Hồi tháng 6, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei đã đưa ra dự đoán các lô hàng smartphone cho thị trường quốc tế của họ sẽ giảm khoảng 40%.
Nguyên nhân giảm thì có nhiều. Ảnh hưởng lớn nhất đến từ việc họ không mua được linh kiện và các công nghệ lõi của đối tác Mỹ.
Google đang tạm ngừng cung cấp một số thành phần phần mềm cho hệ điều hành Android. Hãng thiết kế chip ARM cũng đang dừng bán hàng cho Huawei.
Mặc dù Tổng thống Trump đã họp với các nhà cung cấp cho Huawei để hỗ trợ cấp giấy phép tiếp tục bán hàng nhưng các lô hàng vẫn sẽ không thể tới Trung Quốc sớm.
Trong mảng hạ tầng viễn thông, dù Huawei tỏ ra tự tin với 50 hợp đồng cung cấp hạ tầng với 150.000 trạm phát sẽ được bán nhưng thực tế nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhỏ đã ngừng làm việc với Huawei.
Những khách hàng này chính là các nhà mạng tại Mỹ và các các nước đồng minh của Mỹ. Ông Phi cũng từng dự đoán lệnh cấm vận của Mỹ sẽ khiến họ thiệt hại khoảng 30 tỷ USD doanh thu.
Như vậy, dù công bố hàng loạt con số tốt nhưng thực tế Huawei vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch Huawei cho biết, sẽ đầu tư khoảng 120 tỷ CNY trong năm nay cho việc đầu tư phát triển, giúp họ bớt phụ thuộc vào công nghệ từ Mỹ.
Nhưng Huawei đầu tư được thì các công ty khác ở Trung Quốc như Xiaomi, BBK (với thương hiệu Oppo, Vivo) cũng có thể đầu tư được. Điều này sẽ đe doạ tới vị trí ở thị trường trong nước của Huawei.
Quý III sẽ là một thử thách thật sự với Huawei vì trong mạng điện thoại thông minh, lệnh cấm của Tổng thống Trump được công bố vào tháng 5 nhưng hàng đã được các nhà phân phối nhập về từ tháng 3 hoặc tháng 4.
Và tới quý này Huawei mới biết tác động của lệnh cấm vận tới các lô hàng điện thoại thế nào.
-
Huawei muốn dẫn đầu công nghệ 6G
15/09/2021 3:10 PMNhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi hối thúc nhân viên nỗ lực làm việc để vượt qua lệnh cấm vận của Mỹ, thiết lập tiêu chuẩn 6G toàn cầu.
-
Huawei chuyển hướng kinh doanh để tồn tại sau lệnh cấm của Mỹ
16/03/2021 10:34 AMMột trong những khách hàng mới nhất của Huawei là trại cá ở phía đông Trung Quốc, có diện tích gấp đôi Central Park ở New York.
-
Vượt qua Huawei, Apple trở lại vị thế nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới
23/02/2021 5:11 PMVới gần 80 triệu điện thoại iPhones được bán ra trong quý 4 năm 2020, Apple lần đầu tiên trở lại vị thế nhà sản xuất điện thoại thông minh (smartphone) lớn nhất thế giới tính theo quý kể từ cuối năm 2016.
-
'Huawei chỉ cần đi trước đối thủ nửa bước'
02/02/2021 10:11 AMMỗi năm Huawei chi hàng chục triệu USD cho khâu R&D nhưng nhà sáng lập Nhậm Chính Phi chưa bao thay đổi mù quáng, xa rời nhu cầu thực tế của khách hàng.
-
Trung Quốc: “Toàn dân làm chip” và hậu quả nặng nề
27/01/2021 5:35 PMĐể thống lĩnh ngành công nghiệp chip toàn cầu, Trung Quốc đã sử dụng biện pháp huy động đầu tư quy mô lớn để sản xuất theo kiểu "toàn dân làm chip" nhưng kết quả đã không đạt được như ý muốn.
-
Các nhà lập pháp Mỹ quay trở lại kế hoạch thay thế Huawei trị giá 1,9 tỉ USD
22/12/2020 9:05 PMĐầu tháng này, Huawei đã rất thất vọng trước quyết định của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ buộc loại bỏ các sản phẩm của họ khỏi mạng viễn thông. Ảnh: Reuters.