Theo phân tích của Forbes, một trích đoạn trong bài viết đăng trên trang Bloomberg ngày 1/9/2015 nói: “Châu Á đã tỏ ra đúng trong khi để mắt đến Alibaba, chủ sở hữu của 166 tỷ USD vốn hóa thị trường, vượt qua cả tổng sản lượng đầu ra hàng năm ở nhiều nước. Ông Ma (Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba - PV) gần như có thể mua được cả Việt Nam hay New Zealand” là chưa chính xác.

Ông Tim Worstall, hiện đang là nghiên cứu sinh tại Viện Adam Smith ở London (Anh). Ông từng cộng tác với nhiều tờ báo lớn trên thế giới như The Times, Daily Telegraph, Express, Independent, Wall Street Journal, The Guardian… Trong một bài viết mới đây trên trang web của tờ báo danh tiếng Forbes (Mỹ), ông đã chỉ ra một lỗi sai cơ bản trong cách so sánh mà báo chí hiện nay đang mắc phải, thậm chí có thể bắt gặp ngay cả trong những tờ báo lớn như Bloomberg.

Một trong những cách hiểu sai của báo chí về tiêu chuẩn kinh tế một lần nữa lại được lặp lại. Sự nhẫm lẫn trong việc làm cách nào để đo đạc kích thước của một công ty, kích thước nền kinh tế của một quốc gia và những so sánh chúng ta có thể làm giữa chúng. Tôi e là, việc đặt lên bàn cân hai chủ thể trên phức tạp hơn nhiều so với đơn thuần chỉ là săm soi kết quả đạt được giữa hai loại hình tổ chức. Dành cho những người đang mắc phải những sai lầm tương tự và để chấm dứt việc đánh giá quá cao sức mạnh và kích thước của một tập đoàn khi so sánh với một quốc gia.

Khá bất ngờ khi một tờ báo về kinh tế uy tín như Bloomberg nhưng cũng đã mắc phải lỗi so sánh này.

Trích trong bài: “Alibaba, nhân tố cảnh báo sớm của Trung Quốc” – bởi William Pesek đăng trên Bloomberg ngày 1/9/2015 có đoạn viết: “Châu Á đã tỏ ra đúng trong khi để mắt đến Alibaba, chủ sở hữu của 166 tỷ USD vốn hóa thị trường, vượt qua cả tổng sản lượng đầu ra hàng năm ở nhiều nước. Ông Ma gần như có thể mua được cả Việt Nam hay New Zealand”.

Ông Jack Ma - nhà sáng lập hãng thương mại điện tử Alibaba (Ảnh: Bloomberg)

Ông Tim Worstall, trong bài viết trên Forbes đăng ngày 3/9, cho rằng hai đại lượng trên không hề liên quan đến nhau. Giá trị thị trường chứng khoán của một công ty không thể liên quan đến GDP của một quốc gia trong bất kỳ cách nào cả. Đúng vậy, chúng đều là đô la, ông viết, nhưng ngoại trừ điều đó, chúng hoàn toàn khác biệt.

Giá trị thị trường chứng khoán là giá trị nguồn vốn của một công ty. Đó là số tiền mà tất cả những người khác đang sẵn lòng trả để sở hữu công ty đó (bỏ qua một bên những khoản phí khác). Trong tiếng lóng, “stock”(chứng khoán) cũng có nghĩa là “nồi nước”, những nó không phải là một “dòng chảy”.

GDP của một quốc gia là giá trị của tất cả mọi thứ được sản xuất ra trong năm đó. Hoặc, theo cách tính khác nếu bạn muốn, nó là thu nhập của tất cả mọi người. Nó là một “dòng chảy”, là một khoản giá trị thay đổi hàng năm, không phải là một “nồi nước”. Vì thế, ở mức độ khái niệm cơ bản nhất, giữa “nồi nước” và “dòng chảy”, giữa giá trị thị trường chứng khoán với GDP là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Có hai cách để thử đồng nhất hai khái niệm trên.

Cách thứ nhất đấy là thử tính giá trị chứng khoán của một quốc gia là bao nhiêu? Tức là cộng tất cả các đất đai, nhà, xưởng, nguồn nhân lực, giáo dục… thử định giá chúng là bao nhiêu. Không một ai có thể thực sự làm được điều này, không phải là không thể, nhưng nó khá khó để làm được.

Tính giá trị vốn nhân lực là một ví dụ. Định giá bao nhiêu thì được cho là gần nhất với tất cả những người Mỹ biết chữ, biết làm tính, biết làm một công việc gì đó để tạo ra thu nhập? Chúng ta thực sự không biết, nhưng chúng ta khá chắc chắn rằng chiếm phần lớn trong tài sản của một quốc gia chính là ở khả năng của người dân nước đó trong 1 nghề cụ thể.

Mặc dù chúng ta không thể làm được điều này nhưng hoàn toàn chúng ta có thể ước tính. Giá trị của nhà, đất, cổ phiếu, trái phiếu và tổng tất cả những thứ đấy tính trên đất Mỹ là trong khoảng từ 70 nghìn tỷ USD đến 80 nghìn tỷ USD. So sánh con số này với GDP của Mỹ (năm 2014) khoảng 17 nghìn tỷ USD. Giá trị về tài chính và bất động sản không phải là tất cả tổng của cải của một quốc gia, nhưng chúng ta có thể thấy rằng, ngay cả như vậy thì thì tổng của cải theo cách tính trên vẫn lớn hơn nhiều so với cách tính GDP hàng năm thông thường.

Điều tương tự sẽ xảy ra ở các quốc gia khác: Giá trị vốn hóa thị trường của Alibaba có thể bằng với GDP hàng năm của Việt Nam hay New Zealand nhưng giá trị vốn của hai quốc gia này sẽ lớn hơn nhiều lần so với Alibaba.

Có vẻ như William Pesek đã quá vội vàng khi so sánh chăng? (Bài viết: “Alibaba, nhân tố cảnh báo sớm của Trung Quốc” – bởi William Pesek đăng trên Bloomberg ngày 1/9/2015. Ảnh: chụp từ màn hình)

Một cách nữa để so sánh đấy là thử sắp xếp các các khoản mục của công ty như là GDP hàng năm của một quốc gia. Đối với Alibaba, nó sẽ gần tương tự với cách tính doanh thu sau chi phí bán hàng (revenues after costs of sales), khoảng 12 tỷ USD/năm. Đến đây, chúng ta có thể lưu ý rằng, con số này là khá nhỏ so với giá trị thị trường chứng khoán của Alibaba và đồng thời cũng nhỏ hơn GDP của hai quốc gia trên.

Một số người có thể nghĩ rằng đây là một điều không mấy quan trọng cần phải làm rõ, tuy nhiên, nó lại rất quan trọng. Có rất nhiều người nghĩ rằng các tập đoàn đang lớn hơn nhiều so với thực tế, rồi thực ra, tập đoàn còn lớn hơn cả một quốc gia. Nếu các tập đoàn thực sự lớn như thế thì có lẽ chính phủ của các quốc gia cần phải làm gì đó để kiềm chế ảnh hưởng của nó.

Tập đoàn Exxon, tập đoàn dầu khí tư nhân lớn nhất thế giới, là một ví dụ, so sánh thích hợp nhất của Exxon là với GDP của Luxembourg, đất nước mà chỉ có kích cỡ bằng một thành phố Châu Âu cỡ trung bình tầm 400.000 người. Một khi chúng ta có được quy mô tương đối giữa hai loại hình tổ chức, thì sau đó chúng ta mới có thể thảo luận thêm những vấn đề nữa như, ai nắm tất cả các quyền lực và trong tổ chức ai cần phải “sợ” ai?

Phương Phương (ANTT)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.