Malaysia Airlines không phải là hãng hàng không đầu tiên đổi tên sau khi xảy ra thảm họa.
Máy bay hãng hàng không Malaysia Airlines.
Sau một giờ trễ, chuyến bay ValuJet Airlines Flight 592 cất cánh vào 2:13 chiều từ sân bay quốc tế Miami International Airport, ngày 11/5/1996.
Trên khoang chở theo bất hợp pháp một chiếc hộp hóa học bằng cỡ máy cạo râu, có khả năng thải ra khí oxi.
Vấn đề là chiếc hộp thải khí này đã quá hạn sử dụng, và thêm vào đó, chúng không được đóng gói cẩn thận.
Chỉ vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bắt đầu thải ra khí oxi, khí này tác động với nhiệt trong kho chở đồ của máy bay, nhanh chóng bắt lửa.
Khoảng 2:23, chiếc máy bay đâm xuống Everglades, Mỹ, cướp đi sinh mạng của tất cả hành khách và phi hành đoàn.
Tháng 9/1997, ValuJet chính thức đổi tên thành AirTran.
Sau tai nạn, viễn cảnh của ValuJet không hề xán lạn. Chính phủ cấm hãng hàng không hoạt động trong vòng 3 tháng.
Khi dịch vụ được mở cửa trở lại, hầu hết khách hàng đã mất niềm tin vào thương hiệu này.
Cuối cùng, công ty quyết định cắt lỗ và mua lại AirTran, một hãng hàng không nhỏ hơn, ít nổi tiếng hơn.
Gần một thập kỷ sau, Thời báo New York Times viết một bài về AirTran, gọi đây là “thành công hy hữu nhất trong ngành công nghiệp hàng không”.
Malaysia Airlines, sau thảm họa vừa rồi, không hề nằm trong tình thế giống ValuJet.
Có nhiều điểm khác nhau giữa hai vụ tai nạn, vụ ValuJet Airlines Flight 592 không thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế như MH17, và nguyên nhân dẫn đến thảm họa của vụ MH17 không bị gây nên bởi tính tắc trách của hãng hàng không như của ValuJet.
Tuy nhiên, Malaysia Airlines cũng quyết định xem xét chọn giải pháp đổi tên như ValuJet, tờ Telegraph đưa tin.
Theo các nghiên cứu, việc đổi tên một doanh nghiệp ít khi có tác động tích cực tới hoạt động của công ty đó trong dài hạn.

Mặc dù trong lịch sử, có những ví dụ hiếm hoi khi việc đổi tên đã thay đổi số phận của cả một thương hiệu, như Sony đã từng có tên Tokyo Tsushin Kogyo, và Nike từng có tên là Blue Ribbon Sports.

Với trường hợp của AirTran, cổ phiếu hãng tăng 33% sau thông báo đổi tên vào năm 1997.

Nhưng một nghiên cứu được tiến hành vào năm 1989 chỉ ra rằng hiệu ứng của giải pháp trên khá “hạn chế và mang tính tạm thời”.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, đây là giải pháp không tồi đối với Malaysia Airlines, nhất là khi công ty này đặt kế hoạch tái cơ cấu toàn bộ hoạt động của hãng.
“Chẳng mất gì khi đổi tên công ty, và biết đâu nó phát huy tác dụng, nhất là khi thời gian trôi đi”, ông John Howe – giáo sư tài chính tại trường đại học Missouri-Columbia, tác giả của một nghiên cứu liên quan tới việc đổi tên doanh nghiệp.
“Cuối cùng, ngày hôm nay có bao nhiêu người biết AirTran đã từng là ValuJet?”, ông đặt câu hỏi.
“Việc đổi tên một hãng hàng không là khá dễ dàng. Mọi người thì mau quên”, ông Stephen Pruitt – giáo sư tài chính tại đại học Missouri-Kansas khẳng định.
Theo ông, vụ tai nạn của ValuJet đã chìm vào quên lãng sau vài năm nhờ vụ đổi tên của công ty và một kế hoạch kinh doanh mới, với một đội máy bay mới.

ValuJet có thể là một tấm gương đối với những hãng hàng không muốn thay đổi hình ảnh.

Tuy nhiên, trong một phân tích xuất bản năm 2004 nghiên cứu về hiệu ứng của việc đổi tên đối với thị trường Malaysia, kết quả cho thấy thị trường không dễ bị qua mặt bởi sự che giấu này.

Nghiên cứu phân tích 36 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur đã từng đổi tên.
Các số liệu cho thấy “thị trường không hề bị đánh lừa đơn thuần bởi việc một công ty đổi thương hiệu”.
Tuy nhiên, nghiên cứu lưu ý rằng giải pháp này có thể phát huy tác dụng nếu báo chí loan tin công ty đó sẽ tái cơ cấu theo định hướng của các nhà hành pháp Malaysia, tờ Atlanta trích dẫn.
Gần đây, tờ Financial Times cũng chỉ ra rằng chưa kể thảm họa xảy ra trong năm nay, thì Malaysia Airlines vốn đã thua lỗ trong 3 năm liên tiếp.
Họ sẽ cần thời gian để thay đổi nhận thức của khách hàng, và chưa chắc đã thành công, dù trước khi xảy ra hai thảm họa liên tiếp của MH370 và MH17, hãng vẫn nổi tiếng có một lịch sử bay khá an toàn.
Vì vậy, nếu thực sự muốn vực lại tăng trưởng và hoạt động, Malaysia Airlines cần nhiều hơn một cái tên mới.
Lề Phương (BizLIVE)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.