Huyện Long Điền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bác số tiền bồi thường san lấp mặt bằng của làng cô nhi cách đây 21 năm đã khiến lão đại gia Lê Ân lại vác đơn đi kêu cứu.

Đại gia Lê Ân bên vợ trẻ.

Ngày 9.4, ông Lê Ân ở phường 10, TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết, đã gửi đơn đến HĐND và UBND tỉnh này để kêu cứu khẩn cấp. Lý do, đại gia 78 tuổi này bị UBND huyện Long Điền bác yêu cầu bồi thường tiền san lấp mặt bằng tại Làng cô nhi Nghĩa Ân ở xã An Ngãi.

Làng cô nhi này do ông Lê Ân sáng lập, có quy mô nuôi dạy từ 500-1.000 trẻ em cơ nhỡ, được Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt quy hoạch cách nay 21 năm. Diện tích của làng rộng hơn 9 ha ở xã An Ngãi. Ngày 3.6.1994, Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có quyết định công nhận Làng cô nhi Nghĩa Ân. Hai tháng sau, chủ dự án 1891 chấp nhận cho làng tiến hành san lấp mặt bằng, trồng cây xanh.

Đơn kêu cứu ông Lê Ân vừa gửi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Lãnh đạo tỉnh ký quyết định khi đã bị cách chức

Điều trái khoái đã xảy ra khi ngày 13.10.1994, ông Nguyễn Văn Hàng, khi đó là Phó chủ tịch Bà Rịa – Vũng Tàu, đã ký quyết định 1709, về việc “thu hồi tất cả các văn bản có liên quan đến việc thành lập Làng cô nhi Nghĩa Ân và đình chỉ hoạt động của làng”. Một tháng sau, VKSND Tối cao có quyết định kháng nghị, cho rằng quyết định 1709 do ông Hàng ký là trái pháp luật, không có liệu lực. Lý do VKS đưa ra là 3 ngày trước khi ông Hàng ký quyết định này, thì ngày 10.10.1994, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định cách chức ông Hàng.

Theo VKSND Tối cao, về mặt thẩm quyền thì ngoài việc ký quyết định sau ngày bị cách chức, thì ông Hàng dù đương chức cũng không được phép ký quyết định thu hồi các giấy tờ, quyết định của cấp trên ký. Trong đó có quyết định 296, ngày 5.3.1994, do Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ký.

“Làng cô nhi Nghĩa Ân không chỉ có ý nghĩa với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mà còn có sự thảo luận, cho ý kiến tại cuộc họp tháng 12.1992 giữa Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam với đại diện tổ chức chức UNICEF”, kháng nghị của cơ quan công tố nêu. Vì vậy, theo VKS thì nếu cần thiết phải đình chỉ hoạt động của làng cô nhi này, thì tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải báo cáo với Chính phủ và những tổ chức liên quan cấp Chính phủ.

Để đảm bảo lợi ích cho trẻ em, từ 1993-1999, Làng cô nhi Nghĩa Ân đã đầu tư trên 7,5 tỷ đồng để san lắp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng… Vụ án hình sự xảy ra tại Ngân hàng VCSB do ông Lê Ân làm Chủ tịch HĐQT , đã mở rộng điều tra sang Làng cô nhi Nghĩa Ân và các hoạt động khác liên quan đến đại gia Lê Ân. Từ đó, 7,5 tỷ đồng đầu tư vào Làng cô nhi Nghĩa Ân được nhà chức trách kiểm chứng các hạng mục đầu tư là có thật.
Kháng nghị của VKSND Tối cao, về việc ông Nguyễn Văn Hàng ký quyết định trái luật khi đã bị cách chức.
Tháng 8.2003, vụ án tại VCSB được xét xử, tòa án xác định ngân hàng này không bị mất cân đối, không nợ xấu, nợ quá hạn. Tài sản là nhà, đất hình thành bằng nguồn vốn điều lệ và thu hồi trừ nợ vay có giá trị rất lớn. Tuy nhiên, người gửi tiền có tâm lý rút tiền trước hạn, nên VCSB phải vay của Nhà nước 97,5 tỷ đồng.

Khi ông Lê Ân được ra tù trước hạn đã về trả hết nợ và tiền gửi của dân. Ông hạ quyết tâm xây dựng các hạng mục giai đoạn 2 của Làng cô nhi Nghĩa Ân, nhưng không được lãnh đạo UBND huyện Long Điền đồng ý và yêu cầu nhận tiền đền bù. Lý do, tháng 2.2008, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định thu hồi đất tại xã An Ngãi để xây dựng Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp An Ngãi. Trong đó, có trên 9 ha đất của làng cô nhi bị thu hồi trước đó.

Tại 4 quyết định từ năm 2012-2013, ông Lê Ân được đền bù nhà và vật kiến trúc trên đất, được trên 1,6 tỷ đồng. Về san lấp mặt bằng, sau nhiều lần ông Lê Ân được mời giải quyết, ngành chức năng (cụ thể là Thanh tra tỉnh và UBND xã An Ngãi) công nhận có san lấp. Tuy nhiên, huyện Long Điền sau đó đã yêu cầu ông Lê Ân phải có hóa đơn giá trị gia tăng, trong khi dự án Làng cô nhi Nghĩa Ân là tổ chức phi lợi nhuận, không có báo cáo tài chính, không có yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng.

“Vì vậy, Làng cô nhi Nghĩa Ân không có lấy hóa đơn giá trị gia tăng để chứng minh cho tổ chức, cá nhân nào. Căn cứ điều 1 của làng, thì đây là tổ chức từ thiện, quy chế của làng không có chế độ hoàn vốn và lãi cho nhà bảo trợ dưới bất kỳ hình thức nào. Ban bồi thường giải phóng mặt bằng xét hỏi hóa đơn giá trị gia tăng và các giấy tờ khác như công ty cổ phần, TNHH… thì làng cô nhi lấy đâu ra để chứng minh”, ông Lê Ân nêu bức xúc.

Chẳng lẽ tôi bị “gạt”?

Theo đại gia Lê Ân, Công ty Tư vấn xây dựng dân dụng Việt Nam (thuộc Bộ Xây dựng) đã lập bản tính tiên lượng và dự toán san lấp nền và đường có giá trị trên 1,59 tỷ đồng. Thực tế cũng cho thấy do có san lấp mới có mặt bằng giao cho dự án “cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp” đang sử dụng như hiện nay. Từ đó, ông Lê Ân trình ra giấy xin san lấp mặt bằng và hình ảnh chứng minh. Từ đó, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản ngày 6.11.2014, yêu cầu UBND huyện Long Điền “giải quyết đơn khiếu nại của ông Lê Ân theo thẩm quyền, trường hợp thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh thì báo cáo tỉnh chỉ đạo giải quyết”.

“Lúc đó, huyện Long Điền đền bù các hạng mục trên đất, có hứa việc san lấp sẽ xem xét khối lượng để đền bù sau. Do vậy, tôi nhận tiền đền bù tài sản trên đất và chưa bàn giao công trình Làng cô nhi Nghĩa Ân cho huyện Long Điền. Vừa qua, tôi nhận được công văn 5570 của UBND huyện Long Điền, nên quá bức xúc vì vỡ lẽ ra tôi đã bị gạt”, ông Lê Ân chia sẻ.

Theo văn bản của 5570 của UBND huyện Long Điền, Làng cô nhi Nghĩa Ân chưa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao đất. Do đó, làng không có quyền sử dụng đất hợp pháp và không được bồi thường chi phí san lắp mặt bằng. Huyện này còn dẫn ra trường hợp đất của Làng cô nhi Nghĩa Ân không thuộc Điều 3, Nghị định 47 của Chính phủ năm 2014 và Luật Đất đai năm 2013 để không đền bù tiền san lấp mặt bằng, càng làm cho ông Lê Ân bức xúc vì “luật bất hồi tố”. Nếu làm theo cách này, UBND huyện Long Điền đã lấy chủ trương mới để áp dụng cho đất làng cô nhi bị đình chỉ hoạt động cách nay 20 năm, thì rõ là chưa được thuyết phục.

Theo lão đại gia có tài sản hàng nghìn tỷ đồng ở Vũng Tàu, khi đầu tư Làng cô nhi Nghĩa Ân, ông Lê Ân cứ tưởng được tồn tại lâu dài như các chủ thể khác. Căn cứ vào cuộc họp ngày 27 và 28.12.1992 (giữa Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam với đại diện tổ chức chức UNICEF), lúc đó có 11 đơn xin thành lập làng cô nhi nhưng chỉ có tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được phép. Từ đó, ông Lê Ân đã bán nhiều tài sản tại TP HCM để đầu tư vào Làng cô nhi Nghĩa Ân theo quy hoạch 9 ha của UBND tỉnh.

“Nếu tôi không đầu tư làng cô nhi thì ảnh hưởng đến nội dung cuộc họp ngày 27 và 28.12.1992, đã chọn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm nơi thí điểm mô hình làng cô nhi. Năm 2008, UBND tỉnh thu hồi, xóa sạch làng cô nhi nhưng tôi vẫn chấp hành. Tuy nhiên, việc đền bù thiệt hại cho tôi tại thời điểm này chẳng đáng là bao nhiêu so với số tiền đầu tư 20 năm trước”, đại gia nói.

Từ đó, ông Lê Ân cho rằng thiệt hại đối với cá nhân và các em không nơi nương tựa đã quá rõ. Trong đó, việc san lấp mặt bằng để xây dựng làng là thực tế đã diễn ra nhưng UBND huyện Long Điền đã diện dẫn đủ lý do để không bồi thường.

“UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi đã ban hành các quyết định cho phép tôi đầu tư vào Làng cô nhi Nghĩa Ân và đã thu hồi, hủy bỏ sạch thì phải đền bù phần san lấp mặt bằng cho tôi, mới thấu tình đạt lý”, ông Lê Ân kêu cứu.

Hàm Yên (Một thế giới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Đại gia Lê Ân lại vác đơn đi kêu cứu khẩn cấp

    Đại gia Lê Ân lại vác đơn đi kêu cứu khẩn cấp

    10/04/2015 11:34 AM

    Huyện Long Điền của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bác số tiền bồi thường san lấp mặt bằng của làng cô nhi cách đây 21 năm đã khiến lão đại gia Lê Ân lại vác đơn đi kêu cứu.

  • Trông chờ gì ở năm mới Ất Mùi?

    Trông chờ gì ở năm mới Ất Mùi?

    18/02/2015 8:54 PM

    Nền kinh tế đã làm được gì, và sẽ phải đối diện với những thách thức gì trong năm tới? Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi lại ý kiến của một số chuyên gia kinh tế.

  • Đại gia Lê Ân chọn 7 người thừa kế 2.000 tỷ

    Đại gia Lê Ân chọn 7 người thừa kế 2.000 tỷ

    25/08/2014 8:41 AM

    Lê Ân – Đại gia nổi tiếng chơi ngông với chiếc giường 6 tỉ đồng – đã quyết định trao quyền thừa kế tài sản cho 7 người trong họ tộc.

  • Đại gia Lê Ân lại mua siêu xe

    Đại gia Lê Ân lại mua siêu xe

    04/06/2014 8:44 AM

    Đã sở hữu một chiếc Rolls-Royce Phantom và BMW B7 nhưng đại gia Lê Ân sẽ mua thêm một chiếc siêu xe trong năm nay.

  • Đại gia Lê Ân buồn vì thắng kiện

    Đại gia Lê Ân buồn vì thắng kiện

    12/05/2014 8:10 AM

    Kháng cáo bản án sơ thẩm lên Tòa án Tối cao nhưng UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã 2 lần vắng mặt. Nguyên đơn vụ kiện là đại gia Lê Ân cho rằng mình “thua kiện” và đây là “Bất chiến tự nhiên thành”.

  • Đại gia Lê Ân thắng kiện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    Đại gia Lê Ân thắng kiện UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

    06/05/2014 4:36 PM

    Sau khi thi hành án tù trở về, đại gia Lê Ân không đồng tình với một quyết định của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nên khởi kiện. Sau nhiều năm trời ròng rã theo đuổi vụ kiện, đại gia Lê Ân đã thắng.

Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.