Ông chủ "cơm kẹp" 8X Nguyễn Thành Dương.
Thành lập từ năm 2010 đến nay VietMac có khá nhiều thành công nhưng cũng gặp không ít thất bại, vậy kỷ niệm nào làm ông nhớ nhất?
Cách đây 3 tháng, khi đang lang thang tại hội chợ ẩm thực quốc tế ThaiFex (Thái lan), tôi nghe tiếng chào vui vẻ của một nhân viên người Malaysia: Hi, Vietnamese rice burger.
Có thể họ đọc được biển tên công ty VietMac tôi cài trên ngực áo. Việc một người nước ngoài không quen biết, ở một nơi ngoài biên giới Việt nam biết được tên thương hiệu của mình làm tôi rất sung sướng và một chút tự hào. Thương hiệu mình cũng đã ‘quốc tế hóa’ đấy chứ! (cười)
Năm ngoái quán cơm VietMac mở tại Tp.HCM nhưng lại nhanh chóng đóng cửa sau một thời gian ngắn hoạt động, vậy hiện nay VietMac có kế hoạch mới nào tấn công thị trường tiềm năng này không?
Việc đóng cửa hàng duy nhất ở Tp.HCM không đồng nghĩa với việc VietMac rút khỏi thị trường này. Thực tế, thời gian này VietMac đã đầu tư hoàn thiện 1 xưởng sản xuất với số vốn hơn 1 triệu USD ngay tại Tp.HCM.
Cách đây vài tuần, báo chí Việt Nam đã đưa tin các chuyên gia Nhật Bản có công nghệ giúp dưa hấu Việt Nam để 10 năm vẫn tươi nguyên làm mọi người vui mừng đến sửng sốt, đây coi như một bước nhảy vọt trong công nghệ chế biến thực phẩm. Thật ra, công nghệ này đã được VietMac áp dụng, để sản xuất sản phẩm cơm kẹp đông lạnh - loại ‘cơm ăn liền’ đầu tiên của Việt Nam, có thể trữ trong tủ lạnh để dùng hằng ngày.
Thị trường Tp.HCM vẫn là thị trường chính yếu của VietMac. Bạn có thể thấy cơm kẹp VietMac được bán tại các siêu thị lớn như Citimart, Maximark và ngay trong tuần tới là Big C cũng như các cửa hàng tiện dụng.
Theo ông điều kiện tiên quyết khi doanh nghiệp muốn “Nam tiến” là gì?
Tôi đã nhận được nhiều câu hỏi về việc ‘Nam tiến’ và thú thực tôi không thích câu hỏi này. Thị trường Bắc - Trung - Nam của chúng ta tuy có khác biệt nhưng vẫn là 1 khối thống nhất về văn hóa, về ẩm thực. Vì vậy, nó không quá khó khăn để Nam tiến hay Bắc tiến. Đã đến lúc các nhà báo nên đặt câu hỏi: để ‘Tây tiến’- tiến ra thị trường nước ngoài, chúng ta cần làm điều gì.
Áp dụng mở những ki-ốt bán hàng có diện tích nhỏ khoảng 5-15 m2 hiện nay VietMac đã mở rộng được bao nhiêu rồi? Theo anh chiến lược này có những ưu điểm và khuyết điểm gì?
Điều kiện tiên quyết và đáng tiếc và là rào cản chính với các doanh nghiệp Việt Nam là kênh phân phối. Việc mở các ki-ốt nhỏ và gần đây là việc sản phẩm cơm kẹp được bán tại các chuỗi cafe hiện đại như Start- up, Urban Station, Huy Tùng, Milano,… là nỗ lực để sản phẩm tiếp cận được người tiêu dùng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi nhằm mang lại sự thuận tiện tối đa cho người dùng bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu.
Trong thời gian tới VietMac sẽ tập trung đầu tư kinh doanh ở phân khúc khách hàng nào là chính?
Những người bận rộn - đó là mục tiêu của chúng tôi. Khách hàng có thể dùng sản phẩm cơm kẹp quay nóng sẵn tại các quầy hàng ăn nhanh, cửa tiệm cafe, sân bay - mỗi khi đang di chuyển. Điều này đúng với cả những bà mẹ mua cơm kẹp đông lạnh tại siêu thị khi không có nhiều thời gian chăm sóc gia đình. Một phần cơm kẹp được lấy từ tủ lạnh sau 3’ là con của họ đã có 1 bữa cơm ngon, nóng hổi cho bữa sáng, bữa xế.
Đầu năm 2014, McDonald’s sẽ vào Việt Nam, anh đánh giá ông lớn này như thế nào?
Đó là con khủng long trong ngành fastfood. (cười)
Khi Mc mở cửa hàng đầu tiên tại Moscow vào những năm 80 của thế kỷ trước, người Nga đã xếp hàng dài dưới tuyết lạnh để được nếm những chiếc burger huyền thoại.
Ngày nay, người Việt đã đi nhiều, có hội thưởng thức Mc ở những nước lân cận nên có thể sự háo hức sẽ không đến mức độ đó. Tuy nhiên, tôi tin rằng sự ra mắt của Mc sẽ hoành tráng hơn nhiều so với sự kiện Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Tp.HCM.
Trong thời gian tới VietMac có những động thái gì để tránh ảnh hưởng của McDonald’s không?
VietMac đã đi theo ‘đại dương xanh’ với sản phẩm cơm kẹp hoàn toàn Việt Nam từ khẩu vị tới cách phát triển thị trường. Và hiện nay, chúng tôi đã phát triển nhãn hiệu mới – AppeRice, nhãn hiệu đã được đăng ký trên toàn cầu. AppeRice được ghép từ Appetite- ngon miệng và Rice - Cơm, gạo. Tên nhãn hiệu cũng phản ánh định hướng sẽ phát triển sản phẩm dựa vào truyền thống ẩm thực Việt Nam mà trong đó hạt gạo là cốt lõi.
Và vì vậy, khủng long cứ quẫy, và đàn chim lạc vẫn cứ tiến !
Liệu thị trường fastfood ở Việt Nam sẽ dậy sóng không?
Chắc chắn! Thị trường sẽ bùng nổ và tốt hơn cho mọi thương hiệu, khi miếng bánh thị trường fastfood được nở rộng.
Theo ông khó khăn nhất của McDonald’s vào thị trường Việt Nam là gì?
Địa điểm mở cửa hàng - đây sẽ là khó khăn chính của họ. Mc có tiêu chuẩn rất khắt khe về địa điểm, thậm chí ở nhiều nước, họ mua đứt những địa điểm đẹp. Thực ra, ngoài việc là hãng fastfood lớn nhất thế giới, họ còn là tổ chức bất động sản cá nhân lớn nhất nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều kiện mặt bằng ở Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn khá nhỏ bé và chật hẹp để con khủng long vùng vẫy.
Văn hóa ẩm thực của người Việt sử dụng rất nhiều loại rau, nhiều loại nước canh như phở, bún…Trong khi đó các sản phẩm của McDonald’s lại nhiều chất đạm liệu có được người Việt hoan nghênh không?
Đúng là người Việt ăn nhiều rau, nhiều canh, nhưng thị trường vốn rất đa dạng. Nếu theo logic này, Subway - nhãn hiệu sandwich của Mỹ sẽ thống trị thị trường fastfood Việt Nam, vì những sản phẩm này có đầy rau củ. Tuy nhiên, như bạn thấy, điều này đã chưa đúng và có thể sẽ không xảy ra.
Và tôi vẫn tin rằng, sẽ không ít người cũng rất thích thú với phần ăn béo ngậy của McDonald’s, ít nhất là nhờ thương hiệu hoành tráng của họ.
-
Tuổi trẻ bươn chải, thành công ở tuổi 53 của cha đẻ McDonald’s
10/11/2019 4:23 PMTuy không khai sinh ra cửa hàng McDonald’s đầu tiên, Ray Kroc lại là người có công lập nên đế chế đồ ăn nhanh McDonald’s vĩ đại.
-
McDonald’s đóng cửa 169 cửa hàng ở Ấn Độ
25/08/2017 9:17 PMMcDonald’s đã chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại cho 169 cửa hàng ở khu vực phía bắc và phía đông Ấn Độ.
-
10 thương hiệu nhượng quyền mạnh nhất thế giới
22/07/2015 10:33 AMNhững thương hiệu lớn sẽ không dừng lại cho đến khi họ hiện diện trên mọi ngõ phố chính. Dựa vào các tiêu chí như kích thước hệ thống, sức mạnh và mức tăng trưởng tài chính, kích cỡ và sức phát triển trên toàn cầu… trang Entrepreneur và Business Insider đăng tải danh sách các thương hiệu nhượng quyền mạnh nhất thế giới.
-
Starbucks muốn trở thành McDonald’s mới
05/06/2015 1:32 PMStarbucks đang ấp ủ mong muốn trở thành nhà bán lẻ thức ăn nhanh hàng đầu thế giới, tương tự như tập đoàn McDonald’s, trong tương lai, trang tin Business Insider (Mỹ) đưa tin ngày 4.6.
-
EC xem xét điều tra trốn thuế đối với tập đoàn McDonald’s
06/05/2015 1:25 PMTrong một phát biểu mới đây, Ủy viên châu Âu phụ trách cạnh tranh Margrethe Vestager cho biết dựa vào những thông tin cung cấp bởi các nghiệp đoàn, Ủy ban châu Âu (EC) đang nghiên cứu khả năng mở cuộc điều tra về giao dịch thuế của McDonald’s, một trong những tập đoàn có tên trong danh sách bê bối trốn thuế LuxLeaks tại Luxembourg bị phanh phui hồi cuối năm ngoái.
-
Nga chỉ trích các ông lớn Coca-Cola và McDonald’s
09/03/2015 10:13 AMNga mới đây đã lên tiếng chỉ trích các ông lớn về đồ ăn nhanh của Mỹ như Coca-Cola hay McDonald's vì các sản phẩm được cho là "có hại cho sức khỏe" của họ vào thứ Năm (05/03), khi so sánh các chiến lược quảng cáo cạnh tranh giữa họ giống như một cuộc chiến nhằm vào người dân Nga.