Chiến tranh là cuộc chiến khốc liệt trên mọi mặt trận, tuy nhiên, nó vẫn có những nguyên tắc nhất định để những người nắm vững nó luôn dành được chiến thắng. Kinh doanh cũng là cuộc chiến sống còn giữa các doanh nghiệp. Vậy có mối liên hệ nào giữa hai “cuộc chiến” này không?

Có vài nguyên tắc mà người làm kinh doanh cần nắm kỹ để sống sót trên thương trường.

Tài nguyên

Ưu thế trong chiến tranh hoặc trong kinh doanh đều xuất phát từ nguồn tài nguyên. Ai kiểm soát được nguồn cung cấp nguyên liệu tốt, người đó sẽ có cơ hội tồn tại cao hơn đối thủ. Trong chiến tranh, tài nguyên có nghĩa là vũ khí, binh lính... Trong kinh doanh, tài nguyên là vốn và nguồn nhân lực.

Rõ ràng, nếu có nguồn cung tốt, sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, không có nguồn tài nguyên tốt nhưng vẫn chiến thắng.

Chiến lược

Không gì thể hiện rõ chiến tranh bằng trò chơi cờ vua kinh điển. Trên mỗi bàn cờ, mỗi bên đều đứng trong cuộc chiến của đối phương và của chính mình. Phải đảm bảo những chiến lược dài hạn để đạt được mục đích cuối cùng là sống sót và phát triển.

Để chiến thắng, người chơi phải hoạch định chiến lược của mình tấn công và phòng thủ một cách hiệu quả nhất để tiêu diệt đối phương. Chiến lược trong chiến tranh cũng như chiến lược trong kinh doanh của bạn, đều là yếu tố sống còn và chỉ có bạn, những người bạn thật sự tin tưởng mới biết được “vũ khí” tối thượng này.

Ảnh minh họa: youngentrepreneur

Chiến thuật

Chiến lược là một kế hoạch tổng thể để đạt được những mục tiêu đề ra. Còn chiến thuật là những hành động cụ thể ở từng giai đoạn để đảm bảo mang lại thành công cho chiến lược. Trong cờ vua, chiến thuật liên quan đến việc di chuyển từng quân, tấn công hoặc bẫy đối thủ. Trong kinh doanh, chiến thuật phải được thực hiện mỗi ngày, từng bước một để đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra trong chiến lược. Mỗi bước đi của chiến thuật đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của chiến lược.

Chiến thắng và thất bại

Trong chiến tranh, thất bại được tính bằng số người chết và sự đồng thuật từ chính phủ các nước lớn trên thế giới. Trong một số cuộc chiến, kẻ thua cuộc được xác định rõ ràng (như khối phát xít trong chiến tranh thế giới thứ 2). Tuy nhiên, cũng có những cuộc chiến tranh không xác định rõ kẻ thắng người thua.

Kinh doanh cũng tương tự, nhưng thất bại là chắc chắn rõ ràng. Chẳng hạn như, công ty bị phá sản hoặc mất thị phần. Cho dù cuộc tranh giành khách hàng là dữ dội nhưng vẫn có đủ chỗ cho những người thành công. Vì vậy, hãy kiên trì.

Ngoại giao

Chiến tranh dù có tàn bạo nhưng vẫn có những “quy tắc” được đưa ra bởi cộng đồng quốc tế. Nếu quy phạm, sẽ trở thành kẻ bị cả thế giới ruồng bỏ và lên án. Tương tự như vậy, các doanh nhân cũng nên thực hiện theo những chuẩn đạo đức chung để thành công.

Doanh nghiệp, cũng như những kẻ tham nhũng, dù có thể che giấu được hành vi phi đạo đức ban đầu nhưng cuối cùng rồi cũng sẽ bị phơi bày và bị cộng đồng xa lánh. Hãy hành động có trách nhiệm và có đạo đức để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Khi đó, khách hàng sẽ tự động tìm đến bạn và những doanh nghiệp khác sẽ học theo mô hình kinh doanh của bạn.

Theo doanhnhanthanhdat.net/NĐT
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Xem Thêm >>
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.