Từng bị thất nghiệp
Ông Tâm sinh năm 1964, được bầu làm Chủ tịch HĐQT từ ngày thành lập công ty. Ông tốt nghiệp kỹ sư tại trường đại học Hàng Hải (Hải Phòng) và có bằng cử nhân luật, cử nhân quản trị kinh doanh, bằng Diploma of Business Management của Trường Henley - Anh Quốc.
Từ năm 1988 đến 1996, ông công tác tại Công ty vận tải biển Sài Gòn, sau đó làm Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo từ năm 1997. Nhờ thành công trong quá trình xây dựng KCN Tân Tạo vào những năm khủng hoảng châu Á, ông được biết đến là người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển KCN.
Năm 2002, ông đến Bắc Ninh, một vùng đất nông nghiệp kém phát triển, hoang sơ, để đặt nền móng cho bước đầu phát triển KCN Quế Võ ở đây. Sau năm năm đi vào hoạt động, KCN này đã có tên tuổi tại khu vực phía Bắc. Đó là một trong những thành công và sự đóng góp to lớn của ông với tỉnh Bắc Ninh.
Ông Đặng Thành Tâm - Ảnh KBC.
Năm 2007, sau khi Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc và Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo niêm yết, ông Tâm đã được xếp vào vị trí người giàu nhất Việt Nam.
Năm 2008, Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) lên sàn, ông Tâm có dịp công khai thêm nhiều cổ phiếu mà ông đang sở hữu. Tuy nhiên, do biến động của thị trường cổ phiếu sụt giảm khiến ông tụt xuống vị trí thứ ba người giàu nhất Việt Nam trong ba năm liên tiếp từ 2008-2010.
Không chỉ điều hành kinh doanh, ông Tâm còn tham dự tích cực vào hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2006, ông là thành viên hội đồng tư vấn kinh doanh APEC, thành viên tư vấn cao cấp chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO của Chính phủ Việt Nam, chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt – Nhật.
Năm 2009, ông là chủ tịch câu lạc bộ CEO Việt Nam, chủ tịch câu lạc bộ Sao vàng Đất Việt. Từ năm 2010, ông là Ủy viên ban chấp hành Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam.
Năm 2011, ông là thành viên tư vấn Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF). Từ năm 2009, ông là Phó chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam và Liên đoàn Vovinam quốc tế. Năm 2011, ông là Chủ tịch hội đồng quản trị trường Đại học dân lập Hùng Vương.
Là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, nhưng ít ai biết được Chủ tịch Kinh Bắc từng bị thất nghiệp. Thời điểm đó, ngành hàng hải đang rất "hot". Nhưng càng ngày chuyến tàu càng ít đi nên ông bị thất nghiệp hai năm. Chỉ sau khi chuyển vào làm công ty của chị gái, tố chất kinh doanh của ông mới được phát huy tối đa.
Gần 7.000ha quỹ đất
Cận cảnh khu công nghiệp Quang Châu rộng 90ha của Kinh Bắc.
Theo báo cáo thường niên năm 2022 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán KBC), tính đến ngày 31/12/2022, quỹ đất khu công nghiệp của KBC đã tạo lập là 6.387ha, chiếm 5,2% quỹ đất KCN của cả nước, tăng 22,45% so với năm 2021 do tập đoàn đã tạo lập được quỹ đất mới ở Long An, Hưng Yên và Bắc Giang.
Đến nay, KBC đã có năm KCN, trong đó có bốn KCN đạt tỷ lệ lấp đầy 100% và một KCN đã lấp đầy gần 96%.
KBC đang tiến hành mở rộng quỹ đất KCN, khu đô thị tại Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Tây Ninh, Vũng Tàu và Tiền Giang.
Các dự án khác KBC đang tập trung triển khai đầu tư hạ tầng gồm: KĐT Tràng Cát, KCN Nam sơn Hạp Lĩnh, KCN Quang Châu, KĐT Tràng Duệ, KCN Tân Phú Trung và KĐT Phúc Ninh.
Ngoài ra, Kinh Bắc còn có dự án Khu Ngoại Giao Đoàn – Hà Nội với tổng diện tích 20.000m2, nằm trên đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội, ngay sát cạnh Công viên Hòa Bình. Năm 2017, công ty đã lập công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư NGD để quản lý phát triển dự án.
Doanh nghiệp này cũng sẽ triển khai phương án đầu tư xây dựng và thu xếp vốn cho các dự án nhà ở xã hội trong KĐT Tràng Duệ - Hải Phòng, Khu dân cư Tân Phú Trung – TP.HCM, Khu tái định cư Lộc Giang - Long An, Khu tái định cư Phước Vĩnh Đông và Tân Tập – Long An.
Trong năm nay, Kinh Bắc sẽ bàn giao đưa vào sử dụng năm tòa nhà của lô CT.1 và triển khai tiếp năm tòa nhà lô CT.2 thuộc dự án nhà ở xã hội thị trấn Nếnh - Bắc Giang do Công ty Cổ phần KCN Sài Gòn - Hải Phòng là đối tác liên doanh của dự án.
Kinh Bắc hiện kinh doanh ra sao?
Theo Báo cáo thường niên năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của tập đoàn đạt 3.498 tỉ đồng, bằng 72,4% so với năm 2021, bằng 35,7% so với kế hoạch.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh cốt lõi bao gồm: cho thuê đất, cho thuê nhà xưởng, bán bất động sản và các dịch vụ liên quan đạt 957 tỉ đồng, bằng 22,4% so với năm 2021, chiếm 27,2% tổng doanh thu.
Phần lãi trong công ty liên kết đạt 2.187 tỉ đồng, gấp 5,3 lần so với năm 2021, chiếm 62,5% tổng doanh thu. Lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2022 của tập đoàn đạt 1.576,5 tỉ đồng, bằng 116,6% so với năm 2021, bằng 35% so với kế hoạch. Lợi nhận sau thuế của Công ty mẹ đạt 1.526 tỉ đồng, bằng 139,41% so với năm 2021.
-
Chân dung ông chủ doanh nghiệp bất động sản đang nắm trong tay 6.387ha đất
20/04/2023 2:36 PMTừ khi sáng lập, ông Đặng Thành Tâm đã đưa Tập đoàn Kinh Bắc trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp với 17 công ty con trực tiếp và gián tiếp. Tính đến cuối năm 2022, Kinh Bắc đã tạo lập 6.387ha đất, chiếm 5,2% quỹ đất khu công nghiệp của cả nước.
-
Tập đoàn của Jack Ma oằn mình trước sức ép từ Bắc Kinh
29/12/2020 8:59 PMNguồn tin của Bloomberg tiết lộ Ant Group sẽ gói các dịch vụ tài chính trong một công ty holding và thực thể này sẽ bị quản lý như một ngân hàng truyền thống.
-
Doanh nhân Đặng Thành Tâm: Đừng nghĩ mình bách nghệ
25/02/2015 2:25 PMẤn tượng đầu tiên sau một thời gian dài không gặp là Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Bắc gầy và nhỏ gọn cả chục kí - lô so với trước đây. Trải qua bao sóng gió thương trường, với doanh nhân này, quan niệm về tiền bạc, sự nghiệp và cả cơ hội thành công đã khác xa so với trước.
-
Tổng tài sản 10 gia đình giàu nhất: Riêng gia đình ông Phạm Nhật Vượng chiếm gần 50%
04/04/2014 8:55 AMKhông những bản thân ông Phạm Nhật Vượng liên tiếp nắm vị trí “quán quân” về độ giàu có mà gia đình ông cũng vẫn vững vị trí số 1 trong top những gia đình “lắm tiền nhiều của” nhất trên sàn chứng khoán hiện nay.